DÀN Ý

1. Đặt vấn đề:

– Chinh phụ ngâm là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của văn học trung đại Việt Nam.

– Tác phẩm đã lên tiếng tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa . và nói lên khát vọng hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt của người phụ nữ.

– Đoạn trích Sau phút chia ly là một đoạn trích đặc sắc mà những ai yêu mến văn chương trung đại, đã từng biết đến nỗi sầu chia ly lại không nhớ đến.

2. Giải quyết vấn đề:

Sau buổi tiễn chồng ra trận với tâm trạng tự hào hãnh diện, người chinh phụ trở về đối diện với nỗi cô đơn. Nàng mới thấm thía rằng để chồng ra đi là một việc sai lầm,

– Đoạn trích khắc hoạ sâu sắc nỗi sầu ly biệt của chinh phụ sau phút chia ly.

* Bốn câu thơ đầu:

– Hại câu song thất sử dụng phép đối khắc hoạ tình cảnh chia ly của đôi vợ chồng:

+ Chàng : cõi xa mưa gió → Dân mình vào nơi gian nan vất vả, cực nhọc xa xôi. “

+ Thiếp: Buồng cũ chiếu chăn ⇒ Trở về nhà cũ, nơi hạnh phúc xưa chỉ là quá khứ, đối diện với nỗi cô đơn nhuốm màu lên cảnh vật.

⇒ Chàng đi, thiếp về: Hai người đi về hai hướng trái ngược nhau → Nhấn mạnh tình cảnh chia lìa, tan tác, mỗi người một nẻo.

– Chinh phụ nhật ra tình cảnh chia ly thì hốt hoảng, vội đoái nhìn theo chồng để níu kéo bóng hình nhưng đã thấy cách ngắn ngàn dặm.

+ Mây biếc, núi xanh: Hình ảnh thiên nhiên choán ngợp, gợi cảm giác xa xôi ngàn trùng.

→ Người chinh phụ nhìn theo chồng mà chỉ thấy đập vào mắt là màu xanh mênh mông bao trùm gợi nỗi buồn triền miên, không gian mờ mịt, che khuất bóng chồng.

⇒ Bốn câu thơ đầu gợi ra tình cảnh chia ly, ngăn cách giữa lứa đôi đây đau xót. .

* Bốn câu thơ tiếp theo: Nỗi sầu chia ly được tăng cấp.

– Tác giả sử dụng tên những địa danh ước lệ để diễn tả nỗi sầu chia ly:

+ Tiêu Tương và Hàm Dương là hai địa danh xa cách nhau ngàn trùng → Chinh phu vừa đi khỏi nhưng với chinh phụ đã là không gian xa cách như Tiêu Tương và Hàm Dương.

+ Biện pháp đối lập: Chàng ngành lại, thiếp trông sang

+ Gợi tả nỗi quyến luyến thiết tha giữa đôi lứa → Dù xa cách ngàn trùng mà vẫn muốn tìm bóng hình nhau.

+ Biện pháp lặp địa danh Tiêu Tương và Hàm Dương và đảo vị trí hai địa danh này vừa nhấn mạnh tình cảnh xa cách chia ly vừa khắc hoạ tâm trạng buồn sầu của đôi lứa – Cả người đi và kẻ ở, cả người chốn Tiêu Tương và kẻ ở Hàm Dương đều chung một nỗi sầu, đều thấm thía nỗi đau chia ly.

⇒Tuy dùng những địa danh ước lệ nhưng tình cảm được diễn tả vẫn vô cùng chân thực gây xúc động lòng người. .

* Bốn câu thơ cuối: Nỗi sầu chia ly được nâng lên đỉnh điểm:

– Biện pháp điệp ngữ vòng được vận dụng điêu luyện diễn tả nỗi sâu vấn vít, vây riết lấy lứa đôi chia ly. .

– Cả hai đều quay lại tìm nhau mà cũng không thấy. Chỉ thấy một màu xanh dàn trải mênh mang như nỗi sầu của con người nhuốm vào không gian trời đất.

– Câu thơ diễn tả tầm mắt người chinh phụ nhìn hút theo bóng chồng cho đến khi bóng chàng đi khuất lẫn vào màu xanh mênh mông của ngàn dâu.

– Câu hỏi tu từ thể hiện nỗi lòng người đi kẻ ở, cả hai đều trào dâng nỗi sầu ly biệt. Nỗi sầu không đo đếm được, không ai bớt sâu hơn ai.

3. Kết thúc vấn đề:

– Với ngôn từ điêu luyện và việc vận dụng các biện pháp tu từ, tác giả “Chinh phụ ngâm” đã diễn tả thật tài hoa nỗi sầu chia ly của người chinh phụ, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

– Qua đó, đoạn trích cũng gián tiếp nói lên tiếng nói tố cáo chiến tranh phi nghĩa huỷ hoại hạnh phúc con người, đẩy những lứa đôi vào tình cảnh chia ly.

BÀI LÀM

Chia ly là một đề tài quen thuộc của văn chương. Nhưng ai yêu mến văn học trung đại Việt Nam mà đã từng trải qua nỗi sầu ly biệt chắc chắn sẽ không thể nào quên đoạn trích “Sau phút chia ly” trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn được diễn Nôm bởi Đoàn Thị Điểm. Đây là một đoạn trích tiêu biểu nhất cho nghệ thuật diễn tả . tâm trạng tài hoa của tác giả và người diễn Nôm “Chinh phụ ngâm”.

“Sau phút chia ly” nằm ngay sau đoạn chinh phụ tiễn đưa chồng ra trận. Nếu phút tiễn người ra đi thể hiện tâm trạng đầy tự hào và. hãnh diện của chinh phụ bởi hy vọng người chồng sẽ lập nên công danh hiển hách để mang lại vẻ vang và vinh hoa thì liền ngay sau khi chia lìa, chinh phụ đã thấm thía nỗi sầu ly biệt. Đoạn trích đã thể hiện sầu ấy dâng đầy, tăng dần theo bước chân người chồng mỗi bước mỗi xa.

Chàng thì đi cõi xa mưa gió

Thiếp thì về giường cũ chiếu chăn

– Hai câu thơ mở đoạn với nghệ thuật đối lập đã diễn tả cảnh ngộ chia ly đầy chua xót. Lứa đôi đang gần gũi bỗng chốc mỗi người một đường một nẻo. Chàng dấn mình vào cõi xa mưa gió, chốn vất vả gian nan, một mình chịu đựng gian khổ, thui thủi một thân. Còn nàng thì trở lại nơi buồng cũ, chốn hạnh phúc sum vầy thua trước nay đã trở thành trống trải vì vắng bóng chồng. Tất cả mọi cảnh vật đều gợi nhớ những tháng ngày hạnh phúc để thêm sầu tủi cho tình cảnh cô đơn hiện tại. Câu thơ đối khắc hoạ hai chiều mũi tên “ chàng đi”, “thiếp về” đây lứa đôi đi về hai phía khác nhau khiến tình cảnh chia ly được khắc hoạ đậm nét. Và người chinh phụ là kẻ nhận thấy sâu sắc nhất tình cảnh đau đớn ấy. Vừa đối diện với nó nàng đã hoảng sợ, vội dõi theo tìm bóng chồng đang trên đường đi xa để mong níu kéo hình bóng ấy nhưng: .

Đoái trông theo đã cách ngăn

Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh

Người chồng ra đi chưa xa, ngoảnh mặt lại vẫn còn nhìn thấy mà với chinh phụ đã cách ngăn muôn trùng. Trước mắt người chinh phụ là cảnh mịt mù của mây tuôn núi trải. Một màu xanh ngút ngát như nỗi sầu của lòng người dàn trải khắp không gian. Màu xanh ấy như tuôn ra. không dứt bao trùm hướng người đi như nỗi sầu trong lòng chinh phụ đang dâng đây không nguôi.

Chinh phu đi càng xa thì nỗi sầu càng dâng lên ngập lòng chinh phụ:

Chốn Hàm Dương chàng còn ngảnh lại

Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang

Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách tiêu Tương mấy trùng

Đoạn thơ nhắc đến hai địa danh Trung Hoa theo nghệ thuật ước lệ: Hàm Dương và Tiêu Tương. Hai địa danh này trên bản đồ cách nhau ngàn vạn dặm nên thường được sử dụng để chỉ sự xa cách. Người chinh phu vừa lên đường mà chinh phụ đã thấy chàng thuộc về một không gian xa cách nghìn trùng. Chàng và nàng ở hai đầu không gian không còn mong gặp gỡ. Nỗi sầu ly biệt được tô đậm thêm vì vậy. Nhưng hai địa danh ấy không chỉ được nhắc đi nhắc lại để nhấn mạnh nỗi biệt ly mà còn được đảo vị trí cho nhau. Điều đó góp phần khắc hoạ tâm trạng buồn sầu vấn vít của chinh phụ không có cách nào thoát ra được, ngày càng ngập sâu hơn vào nỗi buồn. Mặt khác, nó còn thể hiện nỗi sầu ấy không chỉ riêng chinh phụ có mà chinh phu cũng có. Dù thuộc về hai không gian nghìn trùng xa cách mà họ vẫn con ngoái lại trông sang tìm bóng hình nhau trong nỗi quyến luyến không muốn chia rời. Nỗi sầu được chia đều cho cả hai người: bến Tiêu Tương buồn vì xa cách Hàm Dương nhưng chính Hàm Dương cũng thấm thía nỗi sâu xa cách. Hai địa danh đã hoá thành hai con người trong cuộc chia ly, cả hai đều phải chịu nỗi đau chia biệt, hay chính nỗi sầu của hai người đã toả chiếu lên ” không gian biến tất cả thành nhuốm màu buồn bã. .

Người đi mỗi bước mỗi xa, nỗi sầu cứ theo bước chân người đi mà tăng dần đến không còn giới hạn:

Cùng trông lại mà cũng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mây ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sâu hơn ai?

Người ra đi đã ra khỏi tầm mắt người đưa tiễn, bởi thế cùng trông lại mà cũng chẳng còn nhìn thấy bóng nhau. Trước mắt người đi kẻ ở chỉ là một màu xanh bát ngát của ngàn dâu trải ra tít tắp. Trong “Truyện Kiều”, nỗi sầu chia ly của Thuý Kiều khi chia biệt Thúc Sinh cũng được Nguyễn Du khắc hoạ qua hình tượng ngàn dâu trải dài ngút ngát:

Dặm hồng bụi cuốn chinh an

Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh

Ngàn dâu xanh đã trở thành biểu tượng cho nỗi sầu chia ly dằng dặc trải khắp không gian mà văn học trung đại quen dùng. Câu thơ không chỉ ra ánh mắt người trông theo như trong “Truyện Kiều” nhưng vẫn cho ta thấy ánh nhìn của người đi kẻ ở. Cả hai cùng hướng về nhau, kể nhìn theo, người nhìn lại cho đến khi bóng hình nhau khuất dạng giữa ngàn dâu. Biện pháp điệp ngữ vòng được sử dụng thật tài hoa điêu luyện đã gợi tả nỗi buồn vấn vít, rối như tơ vò, vậy riết lấy tâm trạng kẻ người đã khiến đôi lứa chia ly không thể nào thoát khỏi. Làm sao thoát khỏi nỗi sầu khi hiện thực chia ly cứ cứa vào lòng người? Đoạn thơ dừng lại ở một câu hỏi tu từ gây xao xuyến lòng người:

Lòng chàng ý thiếp đi sâu hơn ai?

Câu hỏi đã khắc hoạ nỗi sầu ly biệt dâng đầy trong lòng cả chinh phu và chinh phụ. Một nỗi sầu chia đều cho cả kẻ ở người đi. Không biết ai sâu hơn ai nhưng cả hai đều phải chịu đựng một nỗi buồn dâng lên tột đỉnh. Nỗi sầu gieo vào mênh mang đất trời và lòng người những cung bậc bị thương.

Nỗi sầu chia ly của người chinh phụ trong đoạn trích bắt nguồn từ niềm khát khao hạnh phúc thiết tha và bỏng cháy. Vì yêu thương và khát khao hạnh phúc nên chinh phụ mới buồn da diết vậy khi phải xa cách người chồng yêu dấu. Sự hứa hẹn về tương lai công thành danh toại đối với nàng chẳng còn ý nghĩa, không thể khoả lấp cho nàng khỏi những mất mát khổ đau. Bởi vậy, ở một mặt khác, nỗi sầu của chinh phụ còn là tiếng nói gián tiếp tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa đã huỷ hoại hạnh phúc con người, đẩy biết bao đôi lứa vào tình cảnh chia ly. Giá trị tư tưởng ấy của tác phẩm nói chung và đoạn trích nói riêng đã được chuyển tải bằng một hình thức nghệ thuật thật tài hoa điêu luyện.

Trong nền văn học trung đại Việt Nam, thật hiếm có một tác phẩm nào viết về tình cảnh chia ly đặc sắc như đoạn trích này của “Chinh phụ ngâm”. Đoạn trích thật xứng đáng với lời nhận định của nhà phê bình Đặng Thai Mai: “Mười hai câu sau đây (đoạn trích), tưởng không một người Việt Nam nào đã yêu (yêu văn chương cổ, cố nhiên!), đã biết đến biệt ly mà không nhớ”.

Giaibai5s.com

Đề số 5: Em hãy phát biểu cảm nghĩ về đoạn trích ‘Sau phút chia ly” (Trích “Chinh phụ ngâm” – Đặng Trần Côn, diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm) – Văn mẫu lớp 7
5 (100%) 2 votes