B1: Giới thiệu phép nhân có thừa số 0 :

– Dựa vào ý righĩa phép nhân, PH hướng dẫn trẻ viết phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau :

• 0 x 2 = 0 + 0 = 0, vậy 0 x 2 = 0

   Ta công nhận :         2 x 0 = 0

0 x 3 = 0 + 0 + 0 = 0, vậy :  0 x 3 = 0

Ta công nhận :                      3 x 0 = 0

– Trẻ rút ra nhận xét :

+ Số 0 nhân với số nào cũn

+ Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.

B2 : Giới thiệu phép chia có số bị chia là 0 :

– Dựa vào mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, PH hướng dẫn trẻ thực hiện theo mẫu sau :

Mẫu :            0: 2 = 0, vì                0 x 2 = 0

– Trẻ tự làm : 0 : 3 = 0, vì               0 x 3 = 0

                      0 : 5 = 0, vì               0 x 5 = 0

– Trẻ tự kết luận : Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0.

B3: Không thể chia cho 0:

– PH nhấn mạnh : Trong các ví dụ trên, số chia phải khác 0.

– PH nên chú ý quan trọng : Không có phép chia cho 0. | Hoặc : Không thể chia cho 0; số chia phải khác 0 (trẻ nhắc lại).

X. Cách dạy trẻ về đường gấp khúc

B1: Giới thiệu đường gấp khúc :

– PH hướng dẫn trẻ quan sát hình vẽ đường gấp khúc ABCD (như phần bài học) ở trên giấy (nên vẽ sẵn bằng bút màu) rồi giới thiệu : Đây là đường gấp khúc ABCD (chỉ vào hình vẽ). Cho trẻ lần lượt nhắc lại : “Đường gấp khúc ABCD” (PH nhớ chỉ vào hình vẽ).

– PH hướng dẫn trẻ nhận dạng đường gấp khúc ABCD. Chẳng hạn, giúp trẻ tự nêu được : Đường gấp khúc này gồm ba đoạn thẳng AB, BC, CD; ba đoạn thẳng này đôi một cắt nhau, điểm cuối của đoạn thẳng này trùng với điểm đầu của đoại: thằng kia (B là điểm cuối của đoạn thẳng AB đồng thời B là điểm đầu của đoạn thẳng BC …).

B2: Giới thiệu cách tính độ dài đường gấp khúc :

PH cho trẻ nhìn vào số đo của từng đoạn thẳng trên hình vẽ, để nêu được độ dài của đoạn thẳng AB là 2cm, của đoạn thẳng BC là 4cm, của đoạn thẳng CD là 3cm. PH hỏi để trẻ nêu cách tính độ dài đường gấp khúc ABCD là : “Độ dài đường gấp khúc ABCD là tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD”. Cho trẻ nhắc lại, rồi viết :

2cm + 4cm + 3cm = 9cm.

Lưu ý : Vẫn để đơn vị “cm” kèm theo các số đo ở ca bên trái và bên phải dấu =.

B3: Luyện tập (sử dụng SGK) :

– Bài 1: Nối các điểm để có đường gấp khúc.

– Bài 2 : Tính độ dài đường gấp khúc (theo mẫu).

– Bài 3 : Tính độ dài đường gấp khúc khép kín.

Nguồn website giaibai5s.com

Bài 5. Giúp trẻ học chương V “Phép nhân và phép chia”-IX-X. Cách dạy trẻ về số 0 trong phép nhân, chia. Cách dạy trẻ về đường gấp khúc.
Đánh giá bài viết