I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tác giả

– Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) là một trí thức nhiệt thành yêu nước. Ông từng tham gia phong trào yêu nước của học sinh, sinh viên từ năm 1941, vào Hội Văn hoá cứu quốc của Đảng năm 1943. Là Đại biểu Quốc hội khoá I, giữ nhiều vị trí lãnh đạo trong công tác văn nghệ.

– Ông viết văn, làm thơ, viết lí luận phê bình, viết kịch bản văn học, sáng tác ca khúc, lĩnh vực nào cũng có thành tựu đặc sắc. Về thơ, ông để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả.

Tác phẩm tiêu biểu gồm có:

– Truyện, tiểu thuyết: Xung kích, vỡ bờ, Mặt trận trên cao,…

– Kịch: Con nai đen, Hoa và Ngân, Giấc mơ,…

Lí luận, phê bình: Mấy vấn đề văn học, Công việc của người viết tiểu thuyết,…

– Ca khúc: Diệt phát xít, Người Hà Nội,…

– Thơ: Người chiến sĩ, Bài thơ Hắc Hải, Dòng sông trong xanh, Tia nắng….

2. Xuất xứ

– Nguyễn Đình Thi viết bài Mấy ý nghĩ về thơ vào ngày 12 – 9 – 1949 tại chiến khu Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp.

– Các văn nghệ sĩ tham gia kháng chiến thời ấy đã từng tranh luận về hội hoạ, về thơ, về tiểu thuyết,… Bài Mấy ý nghĩ về thơ là những ý kiến của tác giả đã trình bày trong . cuộc tranh luận ấy.

3. Các luận điểm chính

– Một vài nhìn nhận hoặc định nghĩa về thơ.

– Thơ là tiếng nói của tâm hồn.

– Đặc trưng của thơ.

+ Hình ảnh trong thơ.

+ Câu, chữ trong thơ.

+ Nhạc của thơ.

+ Đường đi của thơ.

+ Tính hàm súc của thơ.

– Thơ tự do và thơ không vấn.

– Thơ với thời đại mới.

II. HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

1. Đặc trưng cơ bản nhất của thơ

   Đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người. Ông đưa ra một câu hỏi không mang nghĩa nghi vấn mà mang nghĩa khẳng định: “Đầu mối cua thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?”. Khởi đầu một bài thơ, người viết phải có “rung động thơ”, sau đó mới “làm thơ”. Rung động thơ có được khi tâm hồn ra khỏi trạng thái bình thường, do có sự va chạm với thế giới bên ngoài, với thiên nhiên, với những người khác mà tâm hồn thức tỉnh, bật lên những tình ý mới mẻ. Còn làm thơ là thể hiện những rung động của tâm hồn con người bằng lời nói (tức là chữ). Những lời, những chữ ấy phải có sức mạnh truyền cảm tới người đọc thơ, khiến “mọi sợi dây cua tâm hồn rung lên”.

2. Những đặc trưng khác của thơ gồm: hình ảnh, tư tưởng, cảm xúc, cái thực,… cũng được Nguyễn Đình Thi đề cập đến một cách thấu đáo. Hướng tới việc biểu hiện tâm hồn con người, hình ảnh của thơ dù là hình ảnh về sự vật, thì cũng không cốt ghi lại cái vẻ bề ngoài mà “đã bao hàm một nhận thức, một thái độ tình cảm hoặc suy nghĩ”. Thơ gắn liền với sự suy nghĩ, thơ phải có tư tưởng, những tư tưởng trong thơ cũng là tư tưởng – cảm xúc, “thơ muốn lay động những chiều sâu của tâm hồn, đem cảm xúc mà đi thẳng vào sự suy nghĩ”. Cảm xúc, tình cảm là những yếu tố quan trọng bậc nhất mà nhà thơ hướng tới. Nguyễn Đình Thi viết: “Cảm xúc là phần thịt xương hơn cả của đời sống tâm hồn”. Ngay cái thực trong thơ cũng là sự thành thực của cảm xúc, là biểu hiện một cách chân thật và sinh động những gì đang diễn ra trong tâm hồn, đó là hình ảnh thực này lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cành huống hoặc trạng thái nào đấy”. Tóm lại, hình ảnh, tư tưởng cảm xúc, cái thực của thơ đều nằm trong hệ qui chiếu của tâm hồn con người.

3. Quan điểm của Nguyễn Đình Thi về ngôn ngữ thơ và về thơ tự do, thơ không vấn.

   Ngôn ngữ trong các tác phẩm truyện, kí chủ yếu là ngôn ngữ tự sự, kể chuyện, ngôn ngữ trong các tác phẩm kịch chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại, thì ngôn ngữ thơ ca có tác dụng gợi cảm đặc biệt nhờ yếu tố nhịp điệu, như Nguyễn Đình Thi đã khẳng định: “Cái kì diệu ấy của tiếng nói trong thơ, có lẽ chẳng ta tìm nó trong nhịp điệu (…) một thế nhịp điệu bên trong, một thư nhịp điệu cua hình ảnh, tình ý, nói chung là của tâm hồn”.

   Xuất phát từ sự đề cao nhịp điệu bên trong, nhịp điệu của tâm hồn, Nguyễn Đình Thi quan niệm “không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không vần” mà chỉ có “thơ thực và thơ gia, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ”. Thời đại mới, tư tưởng, tình cảm mới, nội dung mới đòi hỏi một hình thức mới, điều quan trọng là dùng thơ tự do, thơ không vấn, hay “dùng bất cứ hình thức nào, miễn là thơ diễn đạt được đúng tâm hồn con người mới ngày nay”

4. Nghệ thuật lập luận tài hoa của Nguyễn Đình Thi.

   Nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi bộc lộ trong nghệ thuật lập luận, đưa dẫn chứng, sử dụng từ ngữ, hình ảnh,… để làm sáng tỏ từng vấn đề đặt ra. Mở đầu bài viết, Nguyễn Đình Thi đã dùng ngay lập luận phủ nhận để khẳng định (bác bỏ một số quan niệm có phần phiến diện về thơ – có người cho “thơ là ở những lời đẹp” lại có người cho “thơ khác với các thể văn khác ở chỗ thơ in sâu vào trí nhớ”, để nhấn mạnh đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người), từ đó triển khai các ý ngày càng cụ thể hơn, xoáy sâu vào vấn đề chính. Lí lẽ gắn với dẫn chúng. Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh rất cụ thể, sinh động, gây ấn tượng mạnh: “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống. Toé lên ở những nơi giao nhau của tâm hôn với ngoại vật, trước hết là những cảm xúc”; “Mỗi chữ như một ngọn nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành một vùng sáng chung”.

5. Việc nêu lên những vấn đề đặc trưng bản chất của thơ ca không chỉ có tác dụng nhất thời lúc bấy giờ mà ngày nay nó vẫn còn có giá trị bởi ý nghĩa thời sự, tính chất khoa học đúng đắn, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống và thực tiễn sáng tạo thi ca.

Nguồn website giaibai5s.com

Tuần 4: Đọc thêm: Mấy ý nghĩ về thơ (trích) – Nguyễn Đình Thi
Đánh giá bài viết