TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1. Nhận xét về các câu thơ dịch:

   Hai câu cuối trong nguyên tác có kết cấu đối khá chặt chẽ. Mỗi câu là một tiểu đối: nhân và minh nguyệt, nguyệt và thi gia (đối nhau qua song); hai cấu tạo thành một cặp đôi nhân và nguyệt, minh nguyệt và thi gia.

   Hai câu thơ dịch:

                   Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

                   Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. 

   đã làm mất đi cấu trúc đăng đối đó, tức làm giảm đi hiệu quả nghệ thuật phần nào.

Câu 2. Hồ Chí Minh ngắm trăng trong một hoàn cảnh thật đặc biệt: trong nhà tù; người ngắm trăng ở đây đang trong cảnh thân tù:

                    Trong tù không rượu cũng không hoa 

   Như một tao nhân mặc khách ngoài trời, trắng đẹp gợi Người nhớ đến – rượu, đến hoa, ba thứ ấy vốn thường đi liền với nhau. Ở đây, trước cảnh trăng quá đẹp, Hồ Chí Minh tiếc rằng không có rượu và hoa để tận hưởng cảnh đẹp này. Chỉ riêng việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh tù đày khắc nghiệt đến thế cũng đủ thấy sự tự do nội tại, cái thư thái ung dung của người tù cách mạng Hồ Chí Minh.

   Câu thơ thứ hai là cái xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đẹp đến sững sờ của đêm trăng. Câu thơ cho thấy tư chất nghệ sĩ đích thực của Hồ Chí Minh; và cũng từ cái rung động rất nghệ sĩ ấy đã toát lên dáng vẻ ung dung kì lạ của người tù cách mạng đó.

Câu 3. Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp các từ có điểm đặc biệt:

– Cần đọc lại hai câu nguyên tác để thấy đầy đủ hơn quan hệ giữa người Là tù thi sĩ và vầng trăng: .

          Nhân hướng sang tiến khán minh nguyệt,

          Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Ở câu 3: Giữa nhânminh nguyệt có song sắt nhà tù chắn ở giữa;

– Ở câu 4: Nguyệtthi gia cũng vẫn bị chắn bởi cái song sắt thô bạo ấy.

– Đây là cuộc vượt ngục tinh thần đẹp đẽ, đầy ấn tượng, người đã thả hồn ra ngoài song sắt nhà tù để giao hòa với vầng trăng tự do đang tỏa rộng giữa trời.

– Đây là chứng cứ hùng hồn về chất người nghệ sĩ và sự tự do tinh thần

Tinh thần ở ngoài lao – của người tù cách mạng Hồ Chí Minh.

– Sự tự do nội tại cao độ, thể hiện ở phong thái ung dung, bất chấp sức đè nặng ghê gớm của ngục tù tàn bạo ấy chính là biểu hiện của chất thép Hồ Chí Minh. Có chất thép tuyệt vời ấy thì mới có chất thơ bay bổng ấy.

 Người tù ấy không chút cảm giác vướng bận về những cùm xích, muỗi rệp, đói rét, ghẻ lở… của chế độ nhà tù khủng khiếp, bất chấp cái song sắt tàn bạo chắn trước mắt, đã để lòng mình tự do say đắm ngắm trăng, tức là tiến hành một cuộc đời đối diện đàm tâm với vầng trăng tri kỉ.

Câu 4. Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ:

– Bài thơ cho ta thấy mối quan hệ gắn bó tri âm, tri kỉ đặc biệt giữa người và trăng. Điều này cũng thật lạ. Sự giao cảm thật mãnh liệt giữa:

+ Phía này là nhà tù, là xiềng xích, là bóng tối, tức là hiện thực khắc nghiệt.

+ Còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là ánh sáng bao la trong bầu trời tự do, là lãng mạn.

+ Chặn giữa hai thế giới đối cực đó là song sắt tàn bạo của nhà tù.

– Ngắm trăng như vậy, song sắt, tù ngục đã hoàn toàn bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm, tri kỉ tìm đến với nhau.

– Rõ ràng tâm hồn có con đường đi riêng của nó, có khả năng vượt qua bất cứ trở ngại nào. Thi nhân xưa khi gặp cảnh trắng đẹp thường đem rượu ra uống trước hoa để thưởng trăng; như thế, sự thưởng trăng mới mười phần mĩ mãn thú vị. Nói chung, người ta chỉ ngắm trăng trong hoàn cảnh thành thơi, tâm hồn thoải mái, thư thái. Hồ Chí Minh ngắm trăng trong một hoàn cảnh thật đặc biệt: trong nhà tù.

Câu 5. Nhận xét của Hoài Thanh Thơ Bác đầy trăng có thể hiểu là thơ Bác có nhiều bài viết về trăng.

Ví dụ:

Trung thu, Đêm thu (Thu dạy trong Nhật kí trong tù.

– Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu), Cảnh khuya, Tin thắng trận (Báo tiệp) sáng tác ở chiến khu Việt Bắc thời kì kháng chiến chống Pháp.

   Cảnh ngắm trăng trong bài Vọng nguyệt diễn ra trong cảnh tù đày giống như cảnh ngắm trăng ở các bài khác trong Nhật kí trong tù.

   Còn hình ảnh trăng được thể hiện ở các bài thơ khác thì ở mỗi bài có khác nhau. Trong bài Rằm tháng giêng thì vầng trăng xuân tràn đầy sức xuân, ánh trăng lồng lộng tràn ngập cả bầu trời. Ở bài Cảnh khuya thì trắng đẹp tới mức kì ảo, giống như bức tranh sơn thủy lộng lẫy.

   Tóm lại, những bài thơ trăng của Bác đều thể hiện một tâm hồn nghệ sĩ, luôn mở ra giao hòa với trăng. Đây là biểu tượng của cái đẹp tuyệt vời.

Nguồn website giaibai5s.com

Trả lời câu hỏi và giải bài tập Ngữ Văn 8-Bài 21.Ngắm trăng (Vọng nguyệt)
Đánh giá bài viết