Phần thứ tư: Cảm thụ văn thơ-Bài số 14. Cửa sông

Nguồn website giaibai5s.com

Là cửa nhưng không theo khóa Cũng không khép lại bao giờ Mênh mông nuột vùng sóng nước Mở ra bao nỗi đợi chờ.

Nơi những dòng sông cần mẫn Gửi lại phù sa bãi bồi Để nước ngọt ùa ra biển Sau cuộc hành trình xa xôi.

Nơi biển tìm về với đất Bằng con sóng nhớ bạc đầu Clật nuôi hòa trong vị ngọt Thành vùng nước lợ nông sâu.

Nơi cá đối vào đẻ trứng Nơi tôn vảo đến búng càng Cần câu uốn cong lưỡi sóng Thuyền ai lấp lóa đêm trăng. Nơi con tàu chào mặt đất Còi ngân lên khúc giã từ Cửa sông tiễn người ra biển Mây trắng lành như phong thư.

Dù giáp mặt cùng biển rộng Cửa sông chẳng dứt cội nguồn Lá xanh nỗi lần trôi xuống Bỗng… nhớ một vùng núi non…

| Quang Huy

LỜI BÌNH Khổ thơ đầu, tác giả sử dụng nghệ thuật chơi chữ khá hay và hóm hỉnh. “Là cửa” nhưng lại “không theo khóa”; “là cửa” nhưng “cũng không khép lại bao giờ”, “là cửa” nên mới “nở ra bao nỗi đợi chờ”.

Với biện pháp chơi chữ, tác giả gợi ra cửa sông là một vùng trời nước | bao la mênh mông không nhìn thấy bến bờ. • Qua bài thơ, ta cảm nhận được cửa sông là một địa điểm rất đặc biệt.

Đó là nơi “nếu nuôi một vùng sóng nước”, là nơi dòng sông đem nước ngọt “ùa ra biển”, gửi phù sa lại làm nên bao bãi bôi, là nơi biển “tình về với đất”, với sóng bạc đầu, là nơi có “vùng nước lợ nông sâu”. Cửa sông là nơi nhiều tôm cá, thuyền câu “lấp lóa đêm trăng”, là nơi những con tàu rời bến ra khơi “còi ngân lên khúc giã từ”, là nơi “tiễn người ra biển” đi tới mọi bến cảng xa xôi. Cửa sông bát ngát giữa một trời mây trắng, mây đẹp và “lành như phong thư.

Tất cả gợi lên cửa sông – bến cảng của đất nước thanh bình. Khổ thơ cuối, cửa sông và lá xanh được nhân hóa:

“Dù giáp mặt cùng biển rộng Cửa sông chẳng dứt cội nguồn . Lá tan nỗi lần tôi xuống

| Bỗng… nhớ một vùng núi non…”. Qua biện pháp nhân hóa ấy, tác giả muốn gửi gắm bao ý tưởng tốt đẹp: cửa sông “chẳng dứt cội nguồn” thì con người cũng phải sống thủy chung, gắn bó với cội nguồn, với quê hương đất nước.

Bài thơ có sáu khổ thơ. Năm khổ thơ đầu, tác giả viết lên những đặc điểm riêng của cửa sông: cửa sông không có khóa mà là một vùng sông nước mênh mông; cửa sông gửi lại phù sa, đưa nước ngọt ra biển; cửa sông là nơi biển giáp với đất, tạo thành vùng nước lợ, cửa sông có nhiều tôm cá, là nơi có nhiều thuyền câu; cửa sông là bến cảng, nơi những con tàu ra khơi.

Khổ thơ thứ 6, tác giả gợi lên ý nghĩa: sự gắn bó với cội nguồn.

Cách sắp xếp đó khá đặc sắc, thú vị: đi từ hình ảnh cụ thể đến ý nghĩa khái quát, nhờ thế bài thơ vừa có giá trị nghệ thuật vừa có giá trị tư tưởng đậm đà.

Phần thứ tư: Cảm thụ văn thơ-Bài số 14. Cửa sông
4.2 (83.48%) 46 votes