A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

   Học xong bài này ta phải đạt được các yêu cầu tối thiểu sau:

   Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình về cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng.

B. HỌC BÀI Ở LỚP 

I. CHẤT RẮN KẾT TINH 

1. Cấu trúc tinh thế 

   Chất rắn kết tinh có cấu trúc tinh thể: cấu trúc tinh thể hay tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt chẽ với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó. Chuyển động nhiệt ở chất rắn kết tinh chính là dao động của mỗi hạt quanh một vị trí cân bằng xác định.

   Chất rắn có cấu trúc tinh thể được gọi là chất rắn kết tinh (hay chất rắn tinh thể). 

2. Các đặc tính của chất rắn kết tinh ca 

a) Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy (hoặc đông đặc) ở một nhiệt độ xác định. 

b) Các chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể.

   Muối, thạch anh, kim cương,… là các chất đơn tinh thể. Các chất này được cấu tạo từ một tinh thể lớn.

   Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, tức là các tính chất vật lý của nó (độ nở dài, độ bền,…) không giống nhau theo các hướng khác nhau trong tinh thể.

   Các chất đa tinh thể được cấu tạo từ vô số tinh thể rất nhỏ liên kết hôn độn với nhau. Chất rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng, tức là những tính chất vật lý của nó đều giống nhau theo mọi hướng trong tinh thể.

3. Ứng dụng của các chất rắn kết tinh tế

   Các đơn tinh thể silic (Si) và gemani (Ge) được dùng làm các linh kiện bán dẫn (điốt, trandito các mạch vi điện tử,…) Kim cương rất cứng nên được dùng làm mũi khoan, dao cắt kính, đà mài,…

   Các kim loại và hợp kim được dùng phổ biến trong các ngành công nghệ khác nhau như luyện kim, chế tạo máy, xây dựng cầu đường, đóng tàu, sản xuất đồ gia dụng,… 

II. CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH.

   Các chất rắn vô định hình, tức là các chất không có cấu trúc tinh thể và do đó không có dạng hình học xác định. Các chất rắn vô định hình có tính đẳng hướng và không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định. Khi bị nung nóng, chúng mềm dần và chuyển sang thể lỏng. Một số chất rắn như lưu huỳnh, đường,…, có thể tồn tại ở dạng tinh thể hoặc vô định hình. 

   Các chất rắn vô định hình như thủy tinh, các loại nhựa, cao su,… đã được dùng phổ biến trong nhiều ngành công nghệ khác nhau do có nhiều đặc tính rất quý (dễ tạo hình, không bị gỉ, không bị ăn mòn, giá thành rẻ,…).

Nguồn website giaibai5s.com

Phần II. Nhiệt học-Chương VII. Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể-Bài 34. Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô vô định hình
Đánh giá bài viết