A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

   Học xong bài này ta phải đạt được các yêu cầu tối thiểu sau:

   Viết được các công thức nở dài và nở khối.

   Vận dụng được công thức nở dài và nở khối của vật rắn để giai các bài tập đơn giản.

   Nêu được ý nghĩa của sự nở dài, sự nở khối của vật rắn trong đời sống và kĩ thuật

B. HỌC BÀI Ở LỚP

I. SỰ NỞ DÀI

   Sự tăng độ dài của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở dài.

   Nhiều thí nghiệm chứng tỏ : Dộ nở dài Δl của vật rắn tỷ lệ với độ tăng nhiệt độ Δt oà độ dài ban đầu lọ của bất đó : Δl = 1 – lo = αloΔt; ở đây Δt = t – to

   Công thức trên gọi là công thức nở dài, trong đó hệ số tỉ lệ a gọi là hệ số nở dài.Giá trị của α phụ thuộc chất liệu của vật rắn và có đơn vị đo là 1/K hay K-1.

II. SỰ NỞ KHỐI

+ Khi bị nung nóng, kích thước của vật rắn tăng theo mọi hướng nên thể tích của nó cũng tăng. Sự tăng thể tích của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở khối.

Độ nở khối của vật rắn được xác định theo công thức ( có dạng tương tự công thức nở dài) : ΔV = V – V0= βV0Δt với V0 và V lần lượt là thể tích của vật rắn ở nhiệt độ đầu to và nhiệt độ cuối t, Δt =t =to , hệ số tỉ lệ β gọi là hệ số nở khối, β ≈ 3α và cũng có đơn vị đo là 1/K hay K-1.

Vật rắn khi nở ra hay co lại đều tạo nên một lực khá lớn tác dụng lên các vật  khác tiếp xúc với nó. Do đó người ta phải chú ý đến sự nở vì nhiệt trong kĩ thuật.

III. Ứng dụng

Trong kĩ thuật chế tạo và lắp ráp máy móc hoặc xây dựng công trình, người ta phải tính toán để khắc phục tác dụng có hại của sự nở vì nhiệt sao cho các vật rắn không bị cong hoặc nứt gãy khi nhiệt độ thay đổi.

Mặt khác, người ta lại lợi dụng sự nở vì nhiệt của các vật rắn để lồng ghép đai sắt vào các bánh xe, đê chế tạo băng kép dùng làm rơle đóng-ngắt tự động mạch điện, dùng đo cả dòng một chiều và xoay chiều… Khi lắp đặt đường ray tàu hỏa, cần để khe hở giữa các thanh ray để ray có thể rãn nở vì nhiệt mà không bị cản trở, bị cong vênh…

Băng kép có cấu tạo từ hai thanh kim loại khác nhau được tán với nhau, có tác dụng đóng mở mạch điện khi nhiệt độ thay đổi.

Đáp án

Nguồn website giaibai5s.com

Phần II. Nhiệt học-Chương VII. Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể-Bài 36. Sự nở vì nhiệt của chất rắn
Đánh giá bài viết