A. LÍ THUYẾT

– Cơ năng, nhiệt năng là một dạng năng lượng, nó có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

– Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

B. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

I. SỰ TRUYỀN CƠ NĂNG, NHIỆT NĂNG TỪ VẬT NÀY SANG VẬT KHÁC

Câu 1.

– Hòn bị truyền cơ năng cho miếng gỗ.

– Miếng nhôm truyền nhiệt năng cho cốc nước.

– Viên đạn truyền cơ năngnhiệt năng cho nước biển.

II. SỰ CHUYỂN HÓA GIỮA CÁC DẠNG CỦA CƠ NĂNG, GIỮA CƠ NĂNG VÀ NHIỆT NĂNG

Câu 2.

– Khi con lắc chuyển động từ A đến B thế năng đã chuyển hóa dần thành động năng. Khi con lắc chuyển động từ B đến C động năng đã chuyển hóa dân thành thế năng.

– Cơ năng của tay đã chuyển hóa thành nhiệt năng của miếng kim loại.

– Nhiệt năng của không khí và hơi nước đã chuyển hóa thành cơ năng của nút.

III. SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT

Câu 3. Thả viên bị từ trên cao xuống nền gạch. Khi rơi xuống, thế năng chuyển hóa dân thành động năng. Khi rơi đến sàn nhà, một phần cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm sàn nhà và viên bị nóng lên.

IV. VẬN DỤNG

Câu 4.

– Dùng búa đập nhiều lần vào thanh đồng làm thanh đồng nóng lên: Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

– Ném một vật lên cao: Động năng chuyển hóa thành thế năng.

Câu 5. Hòn bi va vào thanh gỗ sau khi va chạm chúng chỉ chuyển động được một đoạn ngắn rồi dừng lại là vì một phần cơ năng của chúng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng hòn bi, thanh gỗ, máng trượt và không khí xung quanh, năng lượng của chúng giảm dần.

Câu 6. Trong hiện tượng về dao động của con lắc, con lắc chi dao động trong một thời gian ngắn rồi dừng lại ở vị trí cân bằng là vì một phần cơ năng của chúng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng con lắc và không khí xung quanh.

C. HƯỚNG DẪN GIẢI SÁCH BÀI TẬP TRANG 74-75-76

27.1. Chọn A. Đứng yên ở vị trí ban đầu của B.

27.2. Chọn D. Nhiệt năng có thể chuyển hóa hoàn toàn thành cơ năng.

27.3.

1. Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

2. Truyền nhiệt năng từ ống nhôm vào nước.

3. Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng.

4. Truyền nhiệt năng từ hơi nước ra môi trường bên ngoài.

27.4.

Khi cưa, cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng làm cho lưỡi cưa và miếng thép nóng lên. Người ta cho nước chảy vào chỗ cưa để làm nguội lưỡi cưa và miếng thép.

27.5.

Khi giã hoặc xay gạo, người ta đã thực hiện công lên gạo, do đó gạo nóng lên.

27.6.

Không. Một phần nhiệt năng của nhiên liệu bị đốt cháy được truyền ra môi trường xung quanh. Tổng nhiệt năng truyền ra môi trường và nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng sẽ bằng năng lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra, nghĩa là năng lượng vẫn bảo toàn.

27.7. Chọn D. Động năng, thế năng và nhiệt năng của vật.

27.8. Chọn C. Từ B đến C, chỉ có sự chuyển hóa từ động năng thành nhiệt năng.

27.9. Chọn C. Miếng đồng thả vào nước đang sôi, nóng lên.

27.10.

– Khi quả bóng được nhúng vào nước đang sôi, không khí trong quả bóng nóng lên, nhiệt năng của nó tăng do truyền nhiệt.

– Không khí trong quả bóng nóng lên, nở ra, thực hiện công làm  bóng phồng lên: một phần nhiệt năng của nó biến thành cơ năng.

27.11.

a) Cơ năng của tay chuyển hóa thành thế năng của dây cao su.

b) Một phần thế năng của dây cao su chuyển hóa thành động năng của hòn sỏi.

c) Động năng của hòn sỏi chuyển hóa thành thế năng của hòn sỏi. Tới độ cao cực đại thì động năng của hòn sỏi bằng không, thế năng của hòn sỏi cực đại.

d) Thế năng của hòn sỏi chuyển hóa dân thành động năng của hòn sỏi.

e) Cơ năng của hòn sỏi chuyển hóa dân thành nhiệt năng của hòn sỏi và đường.

27.12.

Công do trọng lực tác dụng lên miếng nhôm thực hiện:

A1 = P1 x h = 10m1 x h

Công này làm miếng nhôm nóng thêm lên At1°C.

Ta có: m1c1At1 = 10m1h

Công do trọng lực tác dụng lên miếng chì thực hiện:

A2 = P2 x h = 10m2 x h.

Công này làm miếng nhôm nóng thêm lên At2°C.

Ta có: m2c2Δt2 = 10m2h ⇒

27.13.

Tóm tắt:

m1 = 1,78kg

h = 5m

D1 = 8900kg/m3

D2 = 100kg/m3

C = 380J/kg.K

a) Q = ? (J)

b) Δt = ? (°C)

a) Gọi P1 là trọng lượng của miếng đồng, P2 là trọng lượng của nước bị miếng đồng chiếm chỗ ở  đáy hồ.

Ta có: P1 = Vd1 và P2 = Vd2

Công do trọng lực tác dụng lên miếng đồng thực hiện được khi miếng đồng rơi từ mặt hồ xuống đáy hồ là: A1 = P1 x h = 10m1 x h

Công này một phần dùng để đưa lượng nước miếng đồng chiếm chỗ từ đáy hồ lên mặt hồ, một phần làm tăng nhiệt năng của miếng đồng do ma sát với nước.

Gọi A2 là công dùng để đưa nước lên:

Nhiệt lượng miếng đồng nhận được:

b) Nếu miếng đồng không truyền nhiệt cho nước hồ thì nhiệt độ của nó tăng:

D. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Câu 1. Tại sao con lắc dao động quanh vị trí cân bằng O sau một thời gian thì dừng hẳn? Hãy chọn câu giải thích đúng nhất trong các câu sau:

A. Vì trong quá trình chuyển động cơ năng của con lắc bị biến mất đi.

B. Vì không khí đã cản lại sự chuyển động của con lắc.

C. Vì trong quá trình chuyển động, toàn bộ cơ năng của con lắc đã chuyển hóa dần thành nhiệt năng của con lắc và không khí, và chuyển hóa thành động năng của không khí.

D. Vì con lắc chịu tác dụng của trọng lực nên trọng lực kéo nó về vị trí cân bằng.

Câu 2. Trên mặt nằm ngang viên bi A đang đứng yên, viên bi B chuyển động tới va chạm vào viên bi A, thì thấy viên bi B đứng ” yên. Hỏi Viên bi A như thế nào? Tại sao? Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

A. Viên bi A vẫn đứng yên, vì viên bi B đứng yên.

B. Viên bi A chuyển động nhanh như viên bi B, vì toàn bộ cơ năng của viên bi B đã truyền cho viên bi A.

C. Viên bi A chuyển động chậm hơn viên bị B, vì viên bị A chuyển động sau viên bi B.

D. Viên bi A chuyển động chậm hơn viên bi B, vì khi va chạm chỉ một phần cơ năng của viên bi B truyền cho viên bi A, còn một phần đã biến thành nhiệt.

Câu 3. Tại sao khi cưa thép, người ta phải cho một dòng nước nhỏ chảy liên tục vào chỗ cưa? Hãy chọn câu giải thích đúng trong các câu sau:

A. Vì có nước nên dễ cưa hơn.

B. Để làm nguội lưỡi cưa và thép. Vì khi cưa cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng làm cho lưỡi cưa và thép nóng lên.

C. Vì có nước nên các mạt sắt không bị văng ra ngoài.

D. Một câu trả lời khác.

Câu 4. Chọn đúng trường hợp có sự chuyển hóa từ cơ năng thành nhiệt năng trong các trường hợp sau:

A. Khi mài dao.

B. Khi khuấy nước.

C. Khi đóng đinh.

D. Cả ba trường hợp đều đúng.

Câu 5. Chọn đúng trường hợp có sự chuyển hóa từ cơ năng thành nhiệt năng trong các trường hợp sau:

A. Khi đun sôi nước.

B. Khinh khí cầu đang hoạt động.

C. Động cơ nhiệt đang làm việc.

D. Cả ba trường hợp đều đúng.

Câu 6. Một vật được thả trượt từ đỉnh của một mặt phẳng nghiêng xuống, giữa vật và mặt phẳng nghiêng có ma sát. Năng lượng đã chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào trong các dạng sau:

A. Động năng chuyển hóa thành thế năng.

B. Một phần thế năng hấp dẫn chuyển hóa thành công để thắng lực ma sát, phần còn lại chuyển hóa thành động năng tại chân dốc.

C. Thế năng chuyển hóa thành động năng.

D. Cơ năng biến thành công để thắng lực ma sát. Hãy chọn câu trả lời đúng.

HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1. Trong quá trình chuyển động, toàn bộ cơ năng của con lắc đã chuyển hóa thành nhiệt năng của con lắc và không khí, và chuyển hóa thành động năng của không khí. Chọn C

Câu 2. Viên bị A chuyển động chậm hơn viên bi B, vì khi va chạm chỉ một phần cơ năng của viên bị B truyền cho viên bi A, còn một phần đã biến thành nhiệt. Chọn D.

Câu 3. Để làm nguội lưỡi cưa và thép. Vì khi cưa, cơ năng chuyển chuyển hóa thành nhiệt năng làm cho lưỡi cưa và thép nóng lên. Chọn B.

Câu 4. Cả ba trường hợp đều đúng. Chọn D.

Câu 5. Cả ba trường hợp đều đúng. Chọn D.

Câu 6. Một phần thế năng hấp dẫn chuyển hóa thành công để thắng lực ma sát, phần còn lại chuyển hóa thành động năng tại chân dốc. Chọn B

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Vật lí 8 – Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
5 (100%) 1 vote