A. LÍ THUYẾT

– Đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.

– Đơn vị của năng suất tỏa nhiệt là J/kg

– Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy:

Năng suất tỏa nhiệt của một số nhiên liệu

Chất Năng suất tỏa nhiệt (J/kg) Chất Năng suất tỏa nhiệt (J/kg)
Củi khô 10.106 Khí đốt 44.106
Than bùn 14.106 Dầu hỏa 44.106
Than đá 27.106 Xăng 46.106
Than gỗ 34.106 Hidrô  120.106

B. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

I. CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG DO NHIÊN LIỆU ĐỐT CHÁY TỎA RA.

Câu 1. Than có năng suất tỏa nhiệt lớn hơn củi nên khi đốt cháy cùng một khối lượng nhiên liệu như nhau thì than tỏa ra nhiệt lượng lớn hơn so với củi.

Việc dùng than thay cho củi sẽ tiện lợi hơn, góp phần bảo vệ rừng (vì than khai thác từ mỏ ở Việt Nam rất nhiều).

Câu 2 Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 15kg củi là:

Q1 = q1.m1 = 107.15 = 15.107J.

Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 15kg than đá là:

Q2 = q2.m2 = 27.106.15 = 4,05.108J.

Lượng dầu hỏa cần dùng để khi đốt cháy thu được nhiệt lượng Q1 là:

Lượng dầu hỏa cần dùng để khi đốt cháy thu được nhiệt lượng Q2 là:

C. HƯỚNG DẪN GIẢI SÁCH BÀI TẬP TRANG 71-72-73

26.1. Chọn C. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.

26.2. Chọn C. Bắc Mĩ.

26.3. Nhiệt cần để đun nóng nước là:

Q1 = m1.c1(t2 – t1) = 2.4200(100 – 20) = 672000J

Nhiệt lượng cần đun nóng ấm là:

Q2 = m2.C2(t2 – t1) = 0,5.880(100 – 20) = 35200J

Nhiệt lượng do dầu tỏa ra để đun nóng nước và ấm là:

Q3 = Q1 + Q2 = 672000J + 35200J = 7072005

Tổng nhiệt lượng do dầu tỏa ra là:

26.4. Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước là:

Q = 2.4190(100 – 15) = 712300J

Nhiệt lượng do bếp dầu tỏa ra là:

Nhiệt lượng này do dầu cháy trong 10 phút tỏa ra. Vậy khối lượng dầu cháy trong 10 phút là:

Lượng dầu cháy trong 1 phút là 0,00387kg ≈ 4g.

26.5. Nhiệt lượng dùng để làm nóng là:

Q = m2c2(t2 – t1) = 4200.4,5(100 – 20) = 1512000J

Nhiệt lượng toàn phần do dầu hỏa tỏa ra là:

Qtp = m1q1 = 0,15.44.106 = 6,6.106J

26.6. Nhiệt lượng dùng để đun sôi nước là:

Q = 3.4200(100 – 30) = 882000J

Nhiệt lượng toàn phần do khí đốt tỏa ra là:

26.7. Chọn C. Nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.

26.8. Chọn B. 10.108 kJ.

26.9. Chọn C. 1,5 lít dầu.

26.10. Chọn D. H1 = 1,5H2

26.11.

a) Nhiệt lượng bếp dầu tỏa ra:

Qtp = mdqd= 0,03.44.106 = 1320000J

Nhiệt lượng có ích mà bếp dầu cung cấp:

Qci = Qtp x H = 396000J

Nhiệt lượng hao phí:

Qhp = Qtp – Qci = 924000J

b) Lượng nước có thể đun sôi: Qci = m.c.Δt

D. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Câu 1. Tại sao dùng bếp than lại lợi hơn dùng bếp củi? Hãy chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất.

A. Vì dùng than đơn giản và tiện lợi.

B. Vì dùng than góp phần bảo vệ rừng.

C. Vì dùng than có năng suất tỏa nhiệt lớn hơn củi.

D. Cả ba câu đều đúng.

Câu 2. Khi đốt cháy hoàn toàn 45g dầu thì nhiệt lượng tỏa ra là bao nhiêu? Biết năng suất tỏa nhiệt của dầu là 44.106 J/kg.K. Hãy chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:

A. Q = 198.106kJ.

B. Q = 198.104J.

C. Q = 198.105 kJ.

Q = 198.106 calo.

Câu 3. Nhiệt lượng tỏa ra của: Than bùn Q1, than đá Q2, than củi Q3 như thế nào? Tại sao? Khi khối lượng của ba nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn là m1 = m2 = m3. Biết năng suất tỏa nhiệt của chúng lần lượt là: q1 = 14.106J/kg, q2 = 27.106J/kg, q3 = 34.106J/kg. Hãy chọn kết quả đúng theo thứ tự giảm dần sau:

A. Q1 = Q2 = Q3. Vì m1 = m2 = m3.

B. Q1 = Q2 = Q3. Vì 3 nhiên liệu đều là than.

C. Q1 > Q2 > Q3. Vì q1 < q2< q3.

D. Q3 > Q2 > Q1. Vì q1 < q2< q3.

Câu 4. Khi đốt cháy hoàn toàn 200g dầu hỏa thì đun sôi được 7 lít nước từ 25°C. Biết năng suất tỏa nhiệt của dầu là 44.106J/kg, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Hiệu suất của bếp dầu nhận giá trị nào đúng sau đây:

A. H = 2,5%.

B. H = 25%.

C. H ≈ 25%.

D. Một giá trị khác.

Câu 5. Cần khối lượng than bùn là bao nhiêu để đun nóng một thỏi đồng 10 kg từ 25°C lên đến 200°C. Biết hiệu suất của lò là 40%, nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K, năng suất tỏa nhiệt của than bùn là 14.106J/kg. Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

A. mth = 47,5g.

B. mth = 0,12kg.

C. mth ≈ 54,3g.

D. mth ≈ 0,14kg.

Câu 6. Khi đốt cháy hoàn toàn 250g than gỗ thì đun sôi được bao nhiêu lít nước từ 30°C. Biết hiệu suất của bếp là 35%, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, năng suất tỏa nhiệt của than gỗ là 34.10°J/kg. Hãy chọn kết quả đúng nhất trong những kết quả sau :

A. V ≈ 10,12lít.

B. V ≈10lít.

C. V ≈ 28,9lít.

D. V ≈ 20, 24lít.

HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1. Vì dùng than có năng suất tỏa nhiệt lớn hơn củi, đơn giản, tiện lợi, góp phần bảo vệ rừng. Chọn D.

Câu 2. Khối lượng của dầu bị đốt cháy m = 45g = 0,045kg.

Nhiệt lượng tỏa ra của dầu:

Q = q x m = 44.106.0,045 = 198.104(J). Chọn B.

Câu 3. Q3 > Q2 > Q1. Vì q1 < q2 < q3. Chọn D.

Câu 4. Khối lượng của nước mn = 7kg.

Nhiệt lượng thu vào của nước:

Q1 = mn.c.(100 – 25) = 7,4200.75 = 2205000(J).

Khối lượng của dầu: md = 200g = 0,2kg.

Nhiệt lượng của bếp tỏa ra: Q = q.md = 0,2.44.106 = 8800000(J).

Câu 5. Nhiệt lượng thu vào của đồng:

Q1 = md.c.(200 – 25) = 10.380.175 = 665000(J).

Nhiệt lượng tỏa ra của bếp:

Mặt khác Q2 = qmth = 14.106.mth hay 14.106mth = 1662500.

Câu 6. Nhiệt lượng tỏa ra của than gỗ:

Q2 = q.m = 0,25.34.106 = 85.105 (J).

Nhiệt lượng thu vào của nước:

Q1 = H.Q2 = 0,35.85.105 = 2975000(J).

Mặt khác Q1 = mn(100 – 30) = 4200.70.mn = 294000mn

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Vật lí 8 – Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
5 (100%) 2 votes