HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1. Bố cục bài văn Bài văn có thể chia làm ba đoạn:

– “Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn… Lúc này đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”: Hoàn cảnh của em bé bán diêm.

– “Chà! Giá quẹt một que diêm. Họ đã về chầu Thượng đế”: Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng.

– “Sáng hôm sau… để đón lấy những niềm vui đầu năm”: Cái chết thương tâm của em bé bán diêm.

2. Các đoạn nhỏ trong đoạn giữa

Đoạn giữa có thể chia thành năm đoạn nhỏ, căn cứ vào các lần quẹt diêm:

  • Quẹt que diêm thứ nhất: Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt… tỏa ra hơi nóng dịu dàng.
  • Quẹt que diêm thứ hai: Bàn ăn đã dọn và có cả một con ngỗng quay.
  • Quẹt que diêm thứ ba: Em thấy hiện ra một cây thông Nô-en… hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi…
  • Quẹt que diêm thứ tư: Em nhìn thấy rõ ràng là bà em đang mỉm cười với em. .
  • Quẹt tất cả những que diêm còn lại: Em thấy hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi.

3. Hoàn cảnh gia đình là bối cảnh thời gian, không gian chuyện “Em bé bán diêm”

– Hoàn cảnh gia đình nghèo, mẹ mất, người cha nghèo đói và tàn nhẫn, em phải bán diêm để kiếm sống, nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về, nhất định là cha em sẽ đánh em.

– Thời gian và không gian: trong đêm giao thừa, giữa trời đông giá rét…

4. Tác dụng của những hình ảnh tương phản trong bài 

– Cảnh đói rét của cô bé tương phản với cảnh no đủ ấm cúng của mọi người, cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay.

– Còn có sự tương phản giữa hình ảnh cái có tối tăm em đang sống chui rúc với bố em hiện nay với ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh năm xưa, khi bà nội em còn sống. Hình ảnh tương phản này không chỉ làm nổi bật nỗi khổ về vật chất mà cả sự mất mát về chỗ dựa tinh thần của em bé, vì chỉ có bà em là thương em. .

5. Các mộng tưởng của em bé qua các lần quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi)

– Thực tế và mộng tưởng xen kẽ nhau. Khi que diêm cháy là lúc mộng tưởng hiện ra trong đầu óc em: lò sưởi bằng sắt, bàn ăn có con ngỗng quay, cây thông Nô-en với hàng ngàn ngọn nến sáng rực, bà em đang mỉm cười với em, hai bà cháu bay lên trời. Khi mỗi que diêm tắt là lúc em trở về với thực tại: lò sưởi biến mất, trước mặt chỉ còn là những bức tường đầy lạnh lẽo, tất cả những ngọn nến biến thành những ngôi sao trên trời.

Các mộng tưởng của em lần lượt diễn ra thật hợp lí, hợp với những • điều khát khao của em: được sưởi ấm, được ăn ngon, được đi chơi, được thương yêu, chấm dứt mọi lo lắng, buồn khổ.

– Những mộng tưởng của em bé qua các lần quẹt diêm về lò sưởi, bàn ăn, cây thông là sát với thực tế, vì đó là những ước ao có thật đã xảy ra trong những đêm Giáng sinh khi bà em còn sống.

6. Giá trị tư tưởng và tình cảm của truyện

– Trong phần kết của truyện, cái chết của em bé nghèo khổ, đói rét làm ta xót xa. Nhưng mặt khác, cái chết đó thật thanh thản qua hình ảnh đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười và em đang đi vào giấc mơ huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.

– Truyện mang giá trị nhân văn cao quý, gợi nỗi cảm thương sâu sắc cho người đọc. Cần xây dựng cuộc sống ấm no cho tất cả mọi người, nhất là cho những em bé đáng thương trên đời.

giaibai5s.com

Đề 3: Phân tích truyện Cô bé bán diêm (An-đéc-xen) – Văn mẫu lớp 8
5 (100%) 2 votes