I. MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

1. Câu hỏi chuẩn bị bài

Cấu tạo một số cơ quan bên trong của cá chép

Trả lời 

Cơ quan tiêu hóa của cá chép gồm: thực quản, dạ dày, ruột, gan tham gia vào sự tiêu hóa thức ăn.

Hệ tuần hoàn của cá chép gồm có 1 vòng tuần hoàn kín, tim có 2 ngăn.

Hệ hô hấp: cá hô hấp bằng mang nhờ các khe mang có thể lọc lấy ôxi từ nước

Hệ thần kinh: não cá chép đã phân hóa để điều khiển và điều hòa hoạt động của cá.

2. Ghi nhớ

Hệ tiêu hóa đã có sự phân hóa rõ rệt. Hô hấp bằng mang. Hệ tuần hoàn của cá thuộc hệ tuần hoàn kín, nhưng mới chỉ có 1 vòng tuần hoàn với tim 2 ngăn. Thận giữa ở cá làm nhiệm vụ bài tiết. Hệ thần kinh hình ống nằm ở phía lưng gồm não bộ, tủy sống và các dây thần kinh. Bộ não phân hóa, trong đó có hành khứu giác, thùy thị giác và tiểu não phát triển hơn cả.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1: Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống và hoạt động trong môi trường nước.

Hướng dẫn trả lời

Các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống ở nước là mang (là cơ quan hô hấp lấy ôxi hòa tan trong nước và thải CO ra môi trường nước) và bóng hơi (có tác dụng làm tăng khối lượng riêng khi cá lặn và giảm khối lượng riêng khi cá ngoi lên.

Câu 2*: Hãy tìm hiểu và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm ở hình 33.4 trang 109 SGK và hãy thử đặt tên cho thí nghiệm.

Hướng dẫn trả lời

Giải thích hiện tượng xảy ra ở bình A và bình B (hình 33.4 trang 109 SGK): Ở bình A khi cá ngoi lên thể tích cá tăng (do bóng hơi to ra) làm mực nước trong bình A dâng lên chiều cao họ. Ở bình B khi cá lặn xuống đáy thể tích cá giảm (do bóng hơi xẹp lại) làm mực nước trong bình B hạ xuống chiều cao họ. Như vậy, thí nghiệm này là thí nghiệm “Vai trò của bóng hơi ở cá”.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Sinh học Lớp 7 – Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép
Đánh giá bài viết