A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Đột biến số lượng NST

– Làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể

– Có hai dạng là đột biến dị bội thể và đột biến đa bội thể

– Phát sinh do hiện tượng giảm phân ly không bình thường của các cặp nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.

– Làm giảm sức sống và có thể gây chết sinh vật. Riêng đột biến đa bội thể có thể xảy ra ở thực vật có thể dẫn đến các cơ quan của thực vật to lớn, sinh trưởng phát triển mạnh; được ứng dụng trong sản xuất để tăng sản lượng.

B. TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ GIẢI BÀI TẬP 

1. Nêu các dạng đột biến lệch bội ở sinh vật lưỡng bội và hậu quả của từng dạng.

Trả lời

– Các dạng đột biến lệch bội ở sinh vật lưỡng bội.

+ Thể không (2n-2)

+ Thể một (2n-1)

+ Thể một kép ((2n-1-1)

+ Thể ba (2n+1)

+ Thể bốn (2n+2)

+ Thể bốn kép (2n+2+2)

– Hiệu quả của từng dạng:

+ Thể lệch bội trên NST thường gây hội chứng Đao ở người (3 NST 21), các dạng bất thường của quả cà độc dược, của hạt lúa.

+ Thể ba, thể một gây sẩy thai ở người.

+ Thể lệch bội liên quan tới NST giới tính ở người như: Hội chứng Klaiphentơ (44 +XXX), Tơcnơ (44+XO).

2. Phân biệt tự đa bội và dị đa bội. Thế nào là thể song nhị bội?

Trả lời

– Thể tự đa bội là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n làm cơ thể sinh vật mang bộ NST bất thường như 3n, 4n, 5n,…

– Dị đa bội là hiện tượng làm gia tăng số bộ NST đơn bội của nhau loài khác nhau trong một tế bào. Loài đột biến này chỉ được phát sinh ở các con lai khác loài.

– Các loài thực vật có họ hàng thân thuộc đôi khi có thể giao phấn với nhau cho ra con lại có sức sống nhưng bất thụ (không có khả năng sinh sản). Nếu ở con lai lại xảy ra đột biến đa bội làm tăng gấp đôi số lượng cả 2 bộ NST của hai loài khác nhau thì sẽ ra thể dị tứ bội (còn được gọi là thể song nhị bội)

3. Nêu một vài ví dụ về hiện tượng đa bội ở thực vật.

Trả lời

– Các thể tự đa bội lẻ ở thực vật: dưa hấu, nho, chuối nhà, không hạt, dương liễu (3n).

– Các thể tự đa bội chẵn ở thực vật: rau muống (4n), tằm dâu (4n), lúa mì (6n), khoai tây (4n), thuốc lá (4n),…

4. Nêu các đặc điểm của thể đa bội.

Trả lời

– Tế bào đa bội có số lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ. Vì vậy, thể đa bội có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển mạnh khỏe, chống chịu tốt.

– Các thể tự đa bội lẻ (3n, 5n) hầu như không có khả năng giao tử bình thường. Những giống cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu, chuối, thường là tự đa bội lẻ và không có hạt.

5. Hãy chọn phương án Trả lời đúng.

Sự không phân li của một cặp NST tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ làm xuất hiện điều gì?

a. Tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến.

b. Chỉ cơ quan sinh dục mang tế bào đột biến.

c. Tất cả các tế bào sinh dưỡng đều mang đột biến, còn tế bào sinh dục thì không.

d. Trong cơ thể sẽ có hai dòng tế bào; dòng bình thường và dòng mang đột biến.

Trả lời

Đáp án: d

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Sinh học 12 – Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Đánh giá bài viết