A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

– Nhân tố vô sinh bao gồm tất cả các yếu tố không sống của thiên nhiên có ảnh hưởng đến cơ thể sinh vật như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm…

– Nhân tố hữu sinh bao gồm mọi tác động của các sinh vật khác lên cơ thể sinh vật.

– Nhân tố con người bao gồm mọi tác động trực tiếp hay gián tiếp của con người lên cơ thể sinh vật.

B. TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ GIẢI BÀI TẬP

1. Thế nào là một hệ sinh thái? Tại sao nói hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống?

Trả lời

Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường vô sinh của quần xã). Sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động qua lại với các thành phần vô sinh của sinh cảnh. Nhờ đó, hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

Trong hệ sinh thái, trao đổi vật chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng biểu hiện chức năng của một tổ chức sống. Trong đó, quá trình “đồng hóa” (sử dụng năng lượng mặt trời tổng hợp các chất hữu cơ) do các sinh vật phân giải thực hiện.

Kích thước của một quần thể rất đa dạng. Một hệ sinh thái có thể nhỏ như một giọt nước ao, một bể cá cảnh. Hệ sinh thái lớn nhất là trái đất. Bất kì một sự gắn kết nào giữa các sinh vật với các nhân tố sinh thái của môi trường để tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh, dù ở mức đơn giản nhất, đều được coi là một hệ sinh thái.

2. Hãy lấy ví dụ về một hệ sinh thái trên cạn và một hệ sinh thái dưới nước (hệ sinh thái tự nhiên hoặc nhân tạo), phân tích thành phần cấu trúc của các hệ sinh thái đó.

Trả lời

– Ví dụ hệ sinh thái trên cạn như: hệ sinh thái vườn dừa ở Bến Tre. Các thành phần của hệ sinh thái vườn dừa gồm:

– Thành phần vô sinh có:

+ Các yếu tố khí hậu như: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng, gió…

+ Các yếu tố thổ nhưỡng: đất.

+ Nước.

+ Xác sinh vật trong môi trường.

– Các thành phần hữu sinh:

+ Thực vật: các loài cỏ, chuối,..

+ Động vật: chuột, rắn,…

+ Vi sinh vật: nấm, tảo…

– Ví dụ hệ sinh thái nhân tạo dưới nước như hệ sinh thái ao cá:

Các thành phần của hệ sinh thái ao cá gồm:

– Thành phần vô sinh có:

+ Các yếu tố khí hậu nhiệt độ, độ chua, độ mặn của nước, ánh sáng…

+ Nước

+ Xác sinh vật trong môi trường, vụn hữu cơ.

– Các thành phần hữu sinh:

+ Thực vật: các loài rong, bèo…

+ Động vật: tôm, cua ốc…

+ Vi sinh vật: tảo, động vật nguyên sinh…

3. Hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo có những điểm gì giống và khác nhau?

Trả lời

– Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo đều có những đặc điểm chung về thành phần cấu trúc, bao gồm thành phần vật chất vô sinh và thành phần hữu sinh. Thành phần vật chất vô sinh là môi trường vật lí (sinh sản) và thành phần hữu sinh là quần xã sinh vật. Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.

Tuy nhiên hệ sinh thái nhân tạo cũng có nhiều đặc điểm khác hệ sinh thái tự nhiên, ví dụ như: hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít, do vậy tính ổn định của hệ sinh thái thấp, dễ bị dịch bệnh. Hệ sinh thái nhân tạo nhờ được áp dụng các biện pháp canh tác và kĩ thuật hiện đại nên sinh trưởng của các cá thể nhanh, năng suất sinh học cao.

4. Hãy chọn phương án trả lời đúng.

Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu được cung ca 2 thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế?

a. Hệ sinh thái biển.

b. Hệ sinh thái thành phố.

c. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.

d. Hệ sinh thái nông nghiệp.

Trả lời

Đáp án: d.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Sinh học 12 – Bài 42: Hệ sinh thái
Đánh giá bài viết