HƯỚNG DẪN

I. TÁC GIẢ

Cao Bá Quát (1808 – 1855) tự Chu Thần, hiệu Cúc Đường, Mẫn Hiên. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo có truyền thống học hành khoa bảng. Quê ông ở làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, một vùng quê nổi tiếng với những làn điệu quan họ. Từ nhỏ ông đã nổi tiếng là một người học giỏi, viết chữ đẹp, được dân gian tôn là bậc thánh (thần Siêu, thánh Quát), còn vua Tự Đức lại có thơ rằng: Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán – Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường (Văn như ông Nguyễn Siêu, Cao Bá Quát thì thời tiền lớn cũng không có – Thơ đến ông Tùng Thiện Vương, Tuy Lúy Vương làm mờ cả thời thịnh Đường).

Cao Bá Quát đậu cử nhân năm 23 tuổi (1831), sau đó có vào kinh làm quan. Tháng 8 năm 1841, ông được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên, thấy một số bài thi hay nhưng phạm huý, tiếc nhân tài nên ông đã chữa lại chữ. Việc bại lộ, ông bị kết tội chém đầu, sau được xét lại và bị cách chức. Con đường công danh của Cao Bá Quát lận đận, đến năm 1847 ông được mời vào triều, năm 1852 phải đi nhận chức ở Sơn Tây. Tại Sơn Tây ông liên lạc với những người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình. Cuộc khởi nghĩa chỉ kéo dài được mấy tháng rồi nhanh chóng bị triều đình dẹp tan. Cao Bá Quát bị giết, triều đình Tự Đức ra lệnh tru di tam tộc nên di sản của dòng họ và bản thân ông mất mát nhiều. (Khi viết tác phẩm Chữ người tử tù, với cảm hứng đi tìm vẻ đẹp xưa nay hiếm trong dĩ vãng, Nguyễn Tuân đã đưa hình ảnh Cao Bá Quát vào tác phẩm Chữ người tử tù qua nhân vật chính Huấn Cao). 

Chủ yếu các sáng tác có giá trị của ông là những bài thơ chữ Hán. Ông là nhà thơ có nhiều bản lĩnh, luôn ý thức được ý chí, tài năng của mình. Thơ ông vừa có cảm xúc lại vừa có độ suy tư sâu lắng. Hình tượng thơ Cao Bá Quát khi thì bay bổng, lâng mạn khi thì đậm chất hiện thực. Thơ ông thể hiện được cốt cách con người ông – ngang tàng, khí phách,…

II. TÁC PHẨM

1. Thể ca (ca hành, hành, từ):

Là một thể thơ của Trung Quốc (còn được gọi là thơ cổ thể). Những bài thơ làm theo thể này thường không bị hạn định về số câu chữ. Gieo vần và chuyển vần trong một tác phẩm thuộc thể ca tương đối tự do. Có thể dùng cả vần bằng và trắc, cũng có thể đôi vần, không hạn định số câu trong bài và số chữ trong cáu. Trong thơ văn Trung Quốc, nhiều tác phẩm nổi tiếng thuộc thể loại ngày như Hành lộ nan (Lý Bạch), Binh xa hành, Mao ốc vị thu phong sở phá ca (Đỗ Phủ), Trường hát ca, Tì bà hành (Bạch Cư Dị),…

2. Giá trị nội dung:

a. Thời đại Cao Bá Quát sống, xã hội không còn minh quân, của Không sân Trình không còn là lí tưởng để mọi người thờ phụng, xã hội ấy sinh ra phường danh lợi, an phận, ngủ quên trong vinh hoa phú quý. Những người có lí tưởng như Cao Bá Quát khi chưa tìm được con đường mới có ý nghĩa, họ bị rơi vào trạng thái cô đơn, bế tắc, tuyệt vọng. Sa hành đoản ca thể hiện tâm trạng bị phần của kẻ sĩ khi nhận ra những khó khăn trên đường công danh. Bài thơ được viết bằng chữ Hán, theo lối cổ thể (thể hành), được chia làm ba đoạn. Đoạn 1 gồm bốn câu thơ dâu, thể hiện nỗi chán nản của nhà thơ khi thấy mình phải khổ sở để theo đuổi con đường công danh. Đoạn 2, bốn câu thơ tiếp theo là sự cám dỗ của công danh với con người. Đoạn 3, tám câu còn lại là ước muốn được từ bỏ con đường danh lợi tầm thường.

b. Hình tượng bãi cát và người đi trên bãi cát: Hình tượng bãi cát dài (trường say và hình tượng con đường được nhắc đi nhắc lại trong tác phẩm như một dụng ý nghệ thuật đặc sắc. Bãi cát và con đường dài là biểu tượng cho đường đi tìm chân lí xa xôi mịt mù, muốn đến được đích phải đầy nhọc nhằn.

Đi trên bãi cát ấy là hình ảnh con người vất vả, nhọc nhằn, cô độc (đi một bước như lùi một bước… Lữ khách trên đường nước mắt rơi… Tất tả trên đường đời). Người đi trên đường lòng đầy oán thán vì đường đi không thấy đích, sức lực đã cạn kiệt, không đành lòng làm một kẻ say như vô số người khác nên lòng uất ức, buồn bực, không thanh thản.

Đối lập hình ảnh con người trơ trọi, bé nhỏ đi mãi vẫn không đến đích với hình ảnh bãi cát dài, con đường không giới hạn, tác giả đã thể hiện tính chất vô nghĩa của con đường ấy và nỗi chán chường của người đi trên đường tình kiếm công danh, lí tưởng. Gọi nó là đường cùng (cùng đồ), nhìn thấy phía trước là đường ghê sợ, tác giả đã thể hiện cái mâu thuẫn chưa thể giải quyết trong tâm trạng của mình. Đi tiếp một cách khó nhọc hay từ bỏ nó? Nếu đi, mình sẽ tầm thường như phường danh lợi xưa nay, nếu bỏ cuộc, chẳng biết rẽ hướng nào vì Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng – Phía nam núi Nam, sóng dào dạt. Mọi ngả đường chắn hướng dưới chân là bãi cát và con đường đáng sợ, biết làm sao đây? Bài thơ kết lại trong một nỗi niềm bị phân cực độ: Anh đứng làm chi trên bãi cát dài? Nỗi niềm bị phẫn này có liên quan gì đến sự kiện nổi loạn của đời ông sau này ở Sơn Tây?

Một sự bỏ cuộc, một sự chối từ bởi ông biết trước con đường ấy sẽ dẫn đến ngõ cụt. Sự bỏ cuộc thật đáng trân trọng, cái bế tắc tuyệt vọng nhưng không làm họ bé nhỏ, đớn hèn, từ bỏ cái mịt mù, vô nghĩa để tìm kiếm lại từ đầu một con đường đi đúng lí tưởng. Bài thơ ánh lên vẻ đẹp của nhân cách, của lí tưởng sống cao đẹp ở một người ý thức được bản thân mình trong cuộc đời. 

3. Giá trị nghệ thuật: 

– Cách xưng hô của tác giả trong tác phẩm có thay đổi, khi thì xưng là khách đi ngôi thứ ba, khi thì xưng ta (ngã) – ngôi thứ nhất, khi thì xưng anh (quân) – ngôi thứ hai. Cách xưng hô ấy thể hiện nhiều trạng thái tâm trạng, tác giả vừa tự đối thoại với mình, vừa đặt mình vào những vị trí khác nhau để làm rõ hơn những mâu thuẫn chồng chất trong tâm trạng. Khi xưng khách, ông tự tách mình thành khách thể để có thể nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan về con đường công danh. Khi xưng là anh (quận), ông lại đặt mình trong tư thế tự đối thoại với chính bản thân để tìm tìm lối thoát, khi xưng ta (ngã), ông lại là chủ thể trữ tình, vị trí của một người đang rất vất vả nhọc nhằn trên đường danh lợi để giãi bày tâm sự của một con người trong cuộc. Thay đổi xưng hô như vậy, giúp tác giả nói một cách thuyết phục hơn vấn đề danh lợi trong đời.

 – Bài thơ sáng tác theo lối cổ thể, câu dài câu ngắn xen nhau, vần thơ bằng trắc phối nhịp nhàng, tiết tấu phong phú, giọng điệu khi thì bi tráng, khi thì u buồn. Trong bài có xuất hiện nhiều câu hỏi, câu cảm thán: Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng! (Cứ trèo non lội suối mãi bao giờ cho ta hết oán); Trường sa, trường sa, nại cử hà? (Bãi cát dài, bãi cát dài, biết tính sao đây?) Quân hồ vi hồ sa thượng lập? (Anh còn đứng làm chi trên bãi cát) để thể hiện tâm trạng khi thì mệt mỏi, chán nản, khi thì bế tắc, băn khoăn, khi thì trăn trở tìm lối thoát. Bài thơ kết lại bằng mấy câu thơ gieo vần trắc (vạn điệp, vạn cấp, thượng lập) và một câu hỏi bỏ ngỏ: Quân hồ vi hồ sa thượng lập? Nhấn thêm cái bế tắc không thể giải quyết trong tâm trạng nhân vật trữ tình.

ĐỀ 71: Phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca – Cao Bá Quát).
Đánh giá bài viết