I. Tác giả và tác phẩm

1. Tác giả

   V. Huy-gô (1802 – 1885) là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Ông sinh ra và lớn lên sau khi Cách mạng 1789 đã thành công, song thế lực và những tàn dư của chế độ phong kiến vẫn còn. Cha ông là một tướng lĩnh cách mạng, nhưng mẹ ông lại là người mang nặng tư tưởng bảo hoàng. Tài năng thơ của Huy-gô bộc lộ sớm từ khi ông còn đi học: mười lăm tuổi được Viện Hàn lâm khích lệ, hai mươi tuổi đã có tập thơ được in. Ông chịu nhiều ảnh hưởng từ tư tưởng của mẹ nên cũng theo khuynh hướng bảo hoàng.

   Tư tưởng Huy-gô chuyển biến mạnh mẽ cùng với các phong trào cách mạng diễn ra sôi động ở Pháp suốt thế kỉ XIX. Vài năm trước khi cuộc Cách mạng tháng Bảy 1830 nổ ra, ông từ bỏ tư tưởng bảo hoàng và trở thành chủ soái của dòng văn học lãng mạn tích cực với nhiều tác phẩm thơ, kịch, tiếu thuyết đặc sắc. Năm 1851, ông đứng về phía nền Cộng hòa, kịch liệt chống đối lại sự kiện Lu-i Bô-na-pac tiến hành cuộc đảo chính, lên làm Hoàng đế; từ đó Huy-gô bắt đầu cuộc sống lưu vong suốt mười chín năm, khi ở Bỉ, khi ở mấy hòn đảo ngoài khơi nước Anh. Đây chính là thời kì ông viết nhiều biệt tác văn học của nhân loại. 

   Năm 1870, khi nền Cộng hòa được khôi phục, Huy-gô trở về nước với sự đón tiếp nồng nhiệt của dân chúng. Năm sau (1871), Công xã Pa-ri nổ ra và tồn tại trong hơn hai tháng. Ông là người đã lên tiếng bênh vực và xin ân xá cho các chiến sĩ Công xã, tuy trước đó ông không tán thành đường lối cách mạng của Công xã.

   Có thể nói tư tưởng của Huy-gô đã chuyển biến từ bóng tối ra ánh sáng như chữ dùng của ông Những người khốn khổ.

   Huy-gô thành công trên nhiều thể loại, nhưng nổi bật nhất vẫn là các tác phẩm thơ. Các tập thơ trải dài trong cuộc đời của ông như Lá thu (1831),  Trừng phạt (1853), Mặc tưởng (1856)…

   Cùng với sáng tác thơ, Huy-gô viết tiểu thuyết từ lúc trẻ cho đến lúc già. Ông để lại nhiều tiểu thuyết đã trở thành quen thuộc với tất cả mọi người như Nhà thờ Đức Bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Chín mươi ba (1874). Tác phẩm kịch tiêu biểu của Huy-gô là Héc-na-ni (1830), vở kịch gây sóng gió trên sân khấu thời bấy giờ.

   Tên tuổi của Huy-gô đã được thế giới ngưỡng mộ, không chỉ do những kiệt tác của nhà văn, mà còn do những hoạt động không ngừng nghỉ vì sự tiến bộ của con người. Ông là nhà văn đầu tiên của nước Pháp khi mất được đưa vào chôn cất ở điện Păng-tê-ông, nơi trước đó chỉ dành cho vua chúa và các danh tướng. Năm 1985, vào dịp một trăm năm ngày mất của ông, thế giới đã làm lễ kỉ niệm Huy-gô – danh nhân văn hóa của nhân loại.

2. Tác phẩm

   Những người khốn khổ là một bộ tiểu thuyết được nhân loại biết đến nhiều nhất trong kho tàng sáng tác đồ sộ của Huy-gô. Cốt truyện được đặt vào thời gian mấy chục năm đầu thế kỉ XIX. Giăng Van-giăng là người lao động nghèo khổ vì đập vỡ tủ kính lấy cắp một chiếc bánh mì để nuôi cháu mà dẫn đến mười chín năm tù khổ sai. Ra tù, nhờ sự cảm hóa của giám mục Mi-ri-en, ông trở thành người tốt sau khi phạm thêm tội cướp đồng hào của bé Giéc-ve. Ông đổi tên là Ma-đờ-len, mở nhà máy, trở nên giàu có, luôn giúp đỡ mọi người và được cử làm thị trưởng một thành phố nhỏ. Nhưng thanh tra mật thám Gia-ve dưới quyền ông vẫn nghi ngờ, rình mò, theo dõi. Phăng-tin là người phụ nữ gặp nhiều oan trái, làm việc trong xưởng máy của ông, vì có con hoang là Cô-oét mà bị mụ giám thị sa thải, phải gửi con cho hai vợ chồng gã chủ quán lưu manh Tê-nác-đi-ê, rồi làm gái điếm để lấy tiền nuôi thân và nuôi con; chị phản ứng lại gã tư sản Ba-ma-ta-boa vì bị gã trêu chọc tàn nhẫn trong lúc chị đang đau ốm, liền bị Gia-ve bắt bỏ tù, may nhờ có Ma-đờ-len can thiệp mới được thoát nạn, rồi . lại được Ma-đờ-len đưa vào nằm ở bệnh xá. Đang lúc hết lòng cứu giúp Phăng-tin, Ma-đờ-len lại quyết định ra tòa tự thú để cứu Sáng-ma-chi-ơ khỏi bị bắt oan. Ông trở lại với tên thật của mình, vào tù rồi lại vượt ngục, tìm đến chuộc bé Cô-oét đang sống khổ sở tại nhà Tê-nác-đi-ê, giữ lời hứa với Phăng-tin lúc chị qua đời. Ông đưa Cô-oét lên Pa-ri, sống lẩn trốn nhiều năm. Một cuộc khởi nghĩa của nhân dân dựng chiến lũy chống lại chính quyền tư sản nổ ra ở Pa-ri vào tháng sáu năm 1832 được miêu tả hết sức hào hùng với nhiều hình tượng hư cấu đẹp như chàng sinh viên Ăng-giôn-rát, cụ già Ma-bớp, chú bé Gia-vơ-rốt… Giảng Van-giăng cũng có mặt trên chiến lũy. Ông cứu sống Ma-ri-uýt, người yêu của Cô-đét và tha chết cho Gia-ve. Sau khi cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, ông vun đắp cho tình yêu của Ma-ri-uýt. với Cô-oét và cuối cùng chết trong cảnh cô đơn.

   Những người khốn khổ được chia làm năm phần. Phần thứ nhất mang tên: Phăng-tin; phần thứ hai: Cô-dét; phần thứ ha: Ma-ri-uýt; phần thứ tư: Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ-ni; phần thứ năm: Giảng Van-giăng.

   Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền nằm ở cuối phần thứ nhất. Vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van-giăng buộc phải tự thú mình là ai, và Ma-đờ-len chỉ là một cái tên giả. Bởi vậy, ông phải đến giã từ Phăng-tin trong khi nàng chưa biết gì về sự thật tàn nhẫn.

II. Tìm hiểu đoạn trích

1. Về nhân vật Gia-ve

V. Huy-gô miêu tả nhân vật Gia-ve như một loài cầm thú:

– Diện mạo: ác thú, chó dữ, cọp… Chỉ còn chút gần nhân loại là ở chỗ đôi lúc hút thuốc.

– Bộ dạng, ngôn ngữ, hành động: thoạt tiên là tiếng thét mau lên! với lời bình của người kể chuyện không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm. Hắn vừa gầm vừa như thôi miên con mồi, cứ đứng là một chỗ mà nói, cặp mắt nhìn như cái móc sắt. Sau đó hắn mới lao tới, ngoạm lấy cổ con mồi, hắn đắc ý phá lên cười, nhưng là cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng.

– Người kể chuyện cố ý khắc họa thế giới nội tâm của con thú Gia-ve qua thái độ, cách xử sự của hắn trước người bệnh. Chẳng quan tâm đến người bệnh nặng là Phăng-tin, hắn cứ quát tháo trong bệnh xá. Hắn chẳng cần biết Phăng-tin không còn sống được bao nhiêu nữa, chỉ bấu víu vào cuộc sống vì tưởng rằng ông thị trường đã chuộc được Cô-dét về cho chị. Hắn tàn nhẫn nói toạc ra những điều không nên nói. Chính hắn đã dập tắt nốt tia hi vọng cuối cùng của Phăng-tin bằng cách tuyên bố thẳng thừng ở đây chẳng ai còn là công thị trưởng nữa.

– Thế giới nội tâm của con thú Gia-ve còn thể hiện qua thái độ, cách xử sự của hắn trước nỗi đau của tình mẫu tử. Đã là người thì ai đứng trước. nỗi đau ấy chắc cũng phải mủi lòng, nhưng Gia-ve thì ngược lại, lòng dạ hắn vô cùng sắt đá. Hắn đã quát tháo, nạt nộ trước những tiếng kêu tuyệt vọng của Phăng-tin.

– Trước người chết, Gia-ve không những không mảy may xúc động mà còn tiếp tục quát tháo.

2. Tình cảm của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin

– Huy-gô đã khắc họa những nét tinh tế trong ngôn ngữ và hành động của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin và đối với Gia-ve, tất cả đều nhằm mục đích cứu vớt Phăng-tin trong lúc bệnh tình nguy kịch. Khi Gia-ve xuất hiện, ông biết hắn đến để bắt mình, nhưng nói thế nào đây để Phăng-tin yên tâm? Sự thể sẽ ra sao nếu thay câu nói Tôi biết là anh muốn gì rồi bằng câu Tôi biết là anh đến để bắt tôi.

– Phần thứ hai của đoạn trích, khi Phăng-tin đã biết rõ sự thật, Giăng Van-giăng cứ muốn nói nhỏ, nói riêng với Gia-ve. Giảng Van-giăng không phải sợ Gia-ve mà sợ người đàn bà xấu số không thể sống được nữa khi biết sự thật.

– Phần cuối của đoạn trích, Giảng Van-giăng thì thầm bên tai Phăngtin đã chết. Dù người kể chuyện không nói rõ nhưng với tấm lòng nhân hậu của Giăng Van-giăng, chúng ta có thể đoán được ông đã thầm hứa với Phăng-tin sẽ tìm mọi cách để cứu Cô-dét. Điều này được chứng minh, về sau Giăng Van-giăng đã thực hiện được lời hứa ấy.

– Qua hai nhân vật Phăng-tin và Giăng Van-giăng, tác giả đã thể hiện tình thương của mình đối với những người đau khổ, bất hạnh.

3. Sự đối lập giữa Gia-ve và Giăng Van-giăng

   Hai tính cách trái ngược nhau giữa Gia-ve và Giăng Van-giăng là hai đại diện đối lập giữa cường quyền và tình thương. Nếu Gia-ve luôn hoài nghi ngang ngược, hống hách thì Giăng Van-giăng lại là người đàn ông sống có trách nhiệm và luôn chứa đựng trong mình một tình thương cao cả đối với những người nghèo khổ. Ở nhân vật Giăng Van-giăng, hiện hữu trong phẩm chất con người ấy là lẽ sống tình thương. Khát vọng của ông là dùng tình thương để xua tan nỗi đắng cay, oan trái ở những con người đau khổ. Với một tâm hồn cao thượng như vậy, cuộc sống của Giăng Van-giăng luôn bên cạnh bao cảnh sống cơ hàn. Lẽ sống của ông đã che chở và nâng đỡ bao mảnh đời tủi nhục. Đối với Giăng Van-giăng, tình người và tình đời thật lớn lao. Ông là đại diện của lẽ sống vì tình thương.

   Tính cách Giăng Van-giăng trái hẳn với Gia-ve, một kẻ sống không có tình người. Với chức thanh tra, Gia-ve luôn tác oai tác quái và gây ra bao nhiêu đau thương cho người khác. Cái chết của Phăng-tin là do sự tàn nhẫn và thiếu lương tâm của Gia-ve gây nên. Đó là một hạng người tận cùng của xã hội.

4. Bút pháp lãng mạn của Huy-gô

   Bút pháp lãng mạn của Huy-gô được thể hiện qua chi tiết nụ cười trên môi và gương mặt rạng rỡ của Phăng-tin sau khi chết. .

   Phăng-tin đã chết nhưng trên đôi môi nhợt nhạt vẫn nở nụ cười, thực tế đây là một chi tiết vô lí. Nhưng người duy nhất chứng kiến và phát hiện điều đó lại là bà sơ không bao giờ biết nói dối. Kết hợp với chi tiết Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin thì đó lại là một ảo tưởng có thể xảy

   Người chết mà trên khuôn mặt còn rạng rỡ, điều đó lại vô lí hơn. Nhưng người kể chuyện khi kể đến đây đã rất xúc động trước tình cảm của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin, tưởng chừng như thấy khuôn mặt người chết rạng rỡ hẳn lên. Đây cũng là một ảo tưởng có thể có thật.

   Có thể thấy, Huy-gô đã xây dựng những chi tiết này với ngòi bút hết sức lãng mạn.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Ngữ Văn 11-Bài 28. Người cầm quyền khôi phục uy quyền
Đánh giá bài viết