A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Cường độ dòng điện:

– Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn.

2. Ampe kế:

– Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.

3. Đo cường độ dòng điện:

– Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe (A); Ngoài ra còn dùng đơn

vị mA: 1A = 1000mA.

B. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRONG SÁCH GIÁO KHOA

Nhận xét: với một bóng đèn nhất định, khi đèn sáng càng (mạnh) thì số chỉ của ampe kế càng (lớn).

C1. a. Trên mặt ampe kế có ghi chữ A (số đo tính theo đơn vị ampe) hoặc mA (số đo tính theo đơn vị miliampe). Hãy ghi giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của ampe kế ở hình 24.2a và hình 24.2b vào bảng 1.

b. Hãy cho biết ampe kế nào trong hình 24.2 dùng tin chỉ thị và ampe kế nào hiện số.

c. Ở các chốt nối dây dẫn của ampe kế có ghi dấu gì? (xem hình 24.3).

d. Nhận biết chốt điều chỉnh kim của ampe kế được trang bị cho nhóm em.

Giải

a.

Ampe kế GHĐ ĐCNN
Hình 24.2 a

Hình 24.2 b

(100) A

(6) A

(10) mA\

(0,5) A

b. Ampe kế hình 24.2a và hình 24.25 dùng kim chỉ thị; ampe kế hình 24.2c hiện số.

c. Ở các chốt nối dây dẫn của ampe kế có ghi dấu (+) (chốt dương) và dấu (-) (chốt âm).

Sơ đồ mạch điện hình 24.3 SGK được vẽ trên hình 24.1

 

C2. Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa độ sáng của đèn và cường độ dòng điện qua đèn: Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng ……. thì đèn càng …..

Giải

Nhận xét:

Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng (lớn) thì đèn càng (sáng).

Ноặс: Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng (nhỏ) thì đèn càng (tôi).

C3. Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây:

a. 0,175A = … MA.                                   b. 0,38A = …MA.

c. 1250mA = … A                                     d. .280mA = … A.

Giải

a. 0,175A = (175) mA.                              b. 0,38A = (380) mA.

c. 1250mA = (1,250) A.                            d. 280mA = (0,280) A.

C4. Có bốn ampe kế với giới hạn đo như sau:

1) 2mA;                2) 20mA;                      3) 250mA;                      4) 2A.

Hãy cho biết ampe kế nào đã cho là phù hợp nhất để đo mỗi cường độ dòng điện sau đây:

a) 15mA;                     b) 0,15A;                         c) 1,2A.

Giải

Chọn ampe kế 2) 20mA là phù hợp nhất để đo dòng điện a) 15mA.

Chọn ampe kế 3) 250mA là phù hợp nhất để đo dòng điện b) 0,15A.

Chọn ampe kế 4) 2A là phù hợp nhất để đo dòng điện c) 1,2A.

C5. Ampe kế trong sơ đồ nào ở hình 24.4 SGK được mắc đúng, vì sao?

Giải

Ampe kế được mắc đúng trong sơ đồ a) ở hình 24.4 SGK. Vì chốt “+” của ampe kế được mắc với cực “+” của nguồn điện.

C. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Khi dùng ampe kế để đo cường độ dòng điện cần chú ý chọn ampe kế như thế nào?

A. Có kích thước phù hợp.

B. Có giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) phù hợp.

C. Có màu sắc phù hợp.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Giải

Chọn B. Chọn ampe kế có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp.

2. Để đo cường độ dòng điện khoảng từ 100mA đến 1000nA nên dùng ampe kế nào?

A. Ampe kế có GHĐ là 1500mA, ĐCNN là 50mA.

B. Ampe kế có GHĐ là 1200mA, ĐCNN là 50mA.

C. Ampe kế có GHĐ là 1000mA, ĐCNN là 100mA.

D. Ampe kế có GHĐ là 2A, ĐCNN là 0,05A.

Giải

Chọn B. Nên dùng ampe kế có GHĐ là 1200mA, ĐCNN: 50mA.

3. Người ta dùng ampe kế để đo cường độ dòng điện qua một bóng đèn.

Phải mắc ampe kế như thế nào?.

A. Phía trước bóng đèn.

B. Phía sau bóng đèn.

C. Nối tiếp với bóng đèn.

D. Song song với bóng đèn.

Giải

Chọn C. Mắc nối tiếp với bóng đèn.

4. Nêu các điểm cần chú ý khi sử dụng ampe kế đo cường độ dòng điện của dụng cụ sử dụng điện?

Giải

Các điểm cần lưu ý:

Chọn Ampe kế có GHĐ và ĐCNN phù hợp với cường độ dòng điện và mục đích đo.

Mắc ampe kế nội tiếp với dụng cụ đo sao cho dòng điện đi vào chốt dương (+) , và đi ra từ chốt âm ( – ) của Ampe kế.

Điều chỉnh kim ampe kế về vạch số 0 trước khi cho.

– Đọc chính xác số chỉ của ampe kế

5. Về sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện, một công tắc, một bóng đèn, một ampe kế đo cường độ dòng điện qua bóng đèn

Giải

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Vật lí 7 – Bài 24: Cường độ dòng điện
5 (100%) 2 votes