A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Nhận biết ánh sáng:

Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

Ví dụ: Ban ngày, đứng ngoài trời, mở mắt ta nhận biết được ánh sáng xung quanh

2. Nhìn thấy một vật:

Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.

Ví dụ: Ta nhìn thấy cái bàn vì có ánh sáng từ cái bàn truyền đến mắt ta.

3. Nguồn sáng và vật sáng:

– Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.

Ví dụ: ngôi sao trên bầu trời, bóng đèn điện đang bật sáng…

– Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

Ví dụ: Mặt trăng, vỏ chai sáng chói dưới trời nắng.

B. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRONG SÁCH GIÁO KHOA

C1. Trong những trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng, có điều kiện gì giống nhau?

Giải

Trong những trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng, có điều kiện giống nhau: có ánh sáng truyền vào mắt.

C2. Bố trí thí nghiệm như hình 1.2a. SGK. Mảnh giấy trắng dán trên thành màu đen bên trong một hộp kín. Trường hợp nào dưới đây ta nhìn thấy mảnh giấy trắng:

a) Đèn sáng (hình 1.2a) SGK.

b) Đèn tắt (hình 1.2b). Vì sao lại nhìn thấy ?

 

 

Giải

Trường hợp ta nhìn thấy mảnh giấy trắng là trường hợp a: đèn sáng (hình 1.2a). Vì ánh sáng của đèn chiếu vào mảnh giấy trắng, mảnh giấy hắt lại ánh sáng chiếu vào mắt.

C3. Trong các thí nghiệm ở hình 1.2a và 1.3 SGK ta nhìn thấy mảnh giấy trắng và dây tóc bóng đèn phát sáng vì từ hai vật đó đều có ánh sáng đến mắt ta. Vật nào tự phát ra ánh sáng, vật nào hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu tới ?

 

 

Giải

Vật tự phát sáng: là dây tóc bóng đèn phát sáng.

Vật hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu tới là: mảnh giấy trắng.

C4. Trong cuộc tranh luận được nêu ở phần mở bài, bạn nào đúng ? Vì sao ?

Giải

Trong cuộc tranh luận nêu ở phần mở bài bạn Thanh đúng, bạn Hải sai. Vì ta nhận biết được ánh sáng chỉ khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

C5. Trong thí nghiệm ở hình 1.1. SGK nếu ta thắp một nắm hương để cho khói bay lên ở phía trước đèn pin, ta sẽ nhìn thấy một vệt sáng từ đèn phát ra xuyên qua khói. Giải thích vì sao ? Biết rằng khói gồm các hạt nhỏ li ti bay lơ lửng.

Giải

Các hạt khói được đèn chiếu sáng trở thành vật sáng, các vật sáng nhỏ li ti xếp gần nhau tạo thành một vệt sáng truyền đến mắt ta.

C. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Để nhìn thấy một vật:

A. Vật vừa là nguồn sáng, vừa là vật sáng.

B. Phải có tia sáng từ vật đến mắt ta.

C. Vật ấy, phải là nguồn sáng.

D. Vật ấy phải được chiếu sáng.

Câu nào đúng nhất?

Giải

Chọn B. Phải có tia sáng từ vật đến mắt ta.

2. Nguồn sáng là gì?

A. Là những vật tự phát ra ánh sáng.

B. Là những vật được chiếu sáng.

C. Là những vật sáng.

D. Là những vật được nhận ánh sáng từ mặt trời.

Giải

Chọn A. Nguồn sáng là những vật tự phát ra ánh sáng.

3. Vật sáng là gì?

A. Là những vật được chiếu sáng.

B. Là những vật phát ra ánh sáng.

C. Là những nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

D. Là những vật mắt nhìn thấy.

Giải

Chọn C. Vật sáng là những nguồn sáng và những vật hát lại ánh sáng chiếu vào nó.

4. Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?

A. Mặt trời.

B. Mặt trăng.

C. Ngọn nến đang cháy.

D. Cục than gỗ đang nóng đỏ.

Giải

Chọn B. Mặt trăng là vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

5. Trường hợp nào dưới đây không phải là vật sáng?

A. Mặt trời.

B. Quyển sách đặt trên bàn giữa ban ngày.

C. Mắt mèo trong phòng kín vào ban đêm.

D. Chiếc bút chì đặt trong phòng kín vào ban đêm.

Giải

Chọn D. Chiếc bút chì đặt trong phòng kín vào đêm.

6. Hãy kể ra 5 nguồn sáng tự nhiên, 5 nguồn sáng nhân tạo.

Giải

– 5 nguồn sáng tự nhiên: mặt trời, ngôi sao, sao băng, đon đóm, tia chớp.

– 5 nguồn sáng nhân tạo: ngọn nến đang cháy, bóng đèn điện đang sáng, bếp lửa đang cháy, đèn pin, đèn tín hiệu.

7. Hãy kể ra 6 vật sáng, trong đó 3 vật tự phát ra ánh sáng (nguồn sáng), 3 vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

Giải

– 3 vật tự phát ra ánh sáng: bóng đèn điện, mặt trời, ngôi sao.

– 3 vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó: mặt trăng, cái bàn, cái ghế (đặt trên nền nhà giữa ban ngày).

8. Trong các trường hợp sau đây, hãy cho biết đâu là nguồn sáng, đâu là vật sáng? Trái đất, mặt trời, ngôi sao, mặt trăng, sao chổi, mắt mèo ban đêm, mắt người.

Giải

Nguồn sáng: Mặt trời, ngôi sao, sao chổi.

Vật sáng: Mặt trăng, mắt mèo ban đêm, mắt người.

9. Khi nhìn lên bảng học trong lớp, đôi lúc em thấy bảng bị chói và không đọc được chữ. Em hãy tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục?

Giải

Nguyên nhân là do bề mặt bảng sơn nhẵn bóng nên ánh sáng khi chiếu vào bảng đen hầu như hoàn toàn phản chiếu lại khiến mắt nhìn lên bảng bị chói.

– Biện pháp khắc phục:

+ Dùng sơn hấp thụ ánh sáng tức là nếu có ánh sáng chiếu vào

mặt bảng sẽ hấp thụ ánh sáng nhiều và phản xạ lại rất ít.

+ Nếu bảng đặt gần cửa sổ thì đóng bớt cửa lại để hạn chế ánh sáng truyền đến bảng.

– Lắp thêm bóng đèn trên bảng để ánh sáng xung quanh có rọi vào cũng không ảnh hưởng đến độ sáng tối của bảng. Do đó không chói vào mắt.

10. Sơn phản quang là loại sơn có thể phản chiếu hầu hết các loại ánh sáng.

a) Tại sao các biển số xe đều dùng sơn phản quang?

b) Sơn phản quang còn được dùng trong các lĩnh vực nào?

Giải

Sơn phản quang là loại sơn phản chiếu ánh sáng vào nó. Vì vậy, bạn đêm khi chiếu ánh sáng một vật đã được sơn bằng sơn phản quang, ta thấy giống như vật đó là nguồn sáng.

a) Nhờ các biển số xe được làm bằng sơn phản quang, khi có ánh sáng chiếu vào, tia sáng được hắt trở lại và ta thấy rõ số xe.

b) Sơn phản quang còn được dùng cho các biển báo hiệu, các vạch phân chia làn đường đi, trang phục của công nhân dọn vệ sinh đường phố… để người đi đường nhìn thấy vào lúc ban đêm.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Vật lí 7 – Bài 1: Nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng
5 (100%) 1 vote