Câu 1. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, vì pháp luật được áp dụng

A. nhiều lần, ở nhiều nơi.                         B. một số lần, ở một số nơi.

C. trong một số trường hợp nhất định.     D. với một số đối tượng.

Câu 2. Hệ thống quy tắc xử sự chung áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội được gọi là:

A. chính sách.                                     B. pháp luật.

C. chủ trương.                                    D. văn bản.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không nói về vai trò của sản xuất của cải vật chất đối với con người?

A. Tạo ra của cải vật chất để nuôi sống con người.

B. Phát triển, hoàn thiện con người cả về thể chất và tinh thần.

C. Giúp con người tích luỹ kinh nghiệm, chế tạo công cụ sản xuất.

D. Là hoạt động có mục đích, tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Câu 4. Những người xử sự không đúng quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.             B. Tính quyền lực,bắt buộc chung.

C. Hiệu lực tuyệt đối.                       D. Khả năng đảm at thi hành cao.

Câu 5. Vi phạm kỉ luật là hành vi xâm phạm tới

A. các quan hệ lao động.          B. các quan hệ hành chính.

C. các quan hệ xã hội.              D. các quan hệ quản lý nhà nước. 

Câu 6. Chức năng nào dưới đây của tiền tệ đòi hỏi tiền phải là tiền bằng vàng? 

A. Phương tiện thanh toán.                  B. Phương tiện lưu thông.

C. Phương tiện cất trữ.                         D. Thước đo giá trị.

Câu 7. Quyền được phát triển của công dân được hiểu là, công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để

A. phát triển tinh thần.                          B. phát triển toàn diện

C. nâng cao sức khoẻ.                           D. nâng cao đời sống.

Câu 8. Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách

A. bày tỏ ý kiến về chính sách, pháp luật của Nhà nước.

B. phê phán chủ trương, chính sách của Nhà nước.

C. tụ tập phản đối việc làm của cơ quan nhà nước.

D. công kích cán bộ lãnh đạo.

Câu 9. Tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu huỷ thư, điện tín của người khác là xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

B. Quyền được đảm bảo an toàn nơi cư trú.

C. Quyền bí mật đời tư.

D. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện tín.

Câu 10. Trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật thì ai trong những người dưới đây có quyền ra lệnh bắt và giam người?

A. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp.

B. Những người có thẩm quyền thuộc Viện kiểm sát, Toà án.

C. Cán bộ, công chức đang thi hành công vụ.

D. Cán bộ các cơ quan công an.

Câu 11. Quy luật giá trị có hạn chế nào dưới đây?

A. Làm cho giá trị của hàng hoá giảm xuống.

B. Làm cho chi phí sản xuất hàng hoá tăng lên.

C. Làm cho phân phối hàng hoá không đều giữa các vùng.

D. Phân hoá giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá.

Câu 12. Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Trừng trị nghiêm khắc nhất đối với người vi phạm pháp luật.

B. Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.

C. Xác định được người xấu và người tốt.

D. Cách li người vi phạm với những người xung quanh.

Câu 13. Các dân tộc có quyền phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây?

A. Kinh tế.                                           B. Chính trị.

C. Văn hoá, giáo dục.                          D. Xã hội.

Câu 14. Mỗi cử tri đều có một lá phiếu có giá trị ngang nhau là biểu hiện của nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Bình đẳng.                                   B. Tự do.

C. Công bằng.                                  D. Dân chủ.

Câu 15. Công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

B. Quyền chính trị của công dân.

C. Quyền tự do ngôn luận.

D. Quyền tham gia vào đời sống xã hội.

Câu 16. Pháp luật quy định thế nào về thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo?

A. Vô thời hạn. 

B. Có thời hạn theo quy định của pháp luật.

C. Theo thời gian thích hợp có thể thực hiện được.

D. Tuỳ từng trường hợp.

Câu 17. Hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Buôn bán động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm.

B. Buôn bán, sử dụng đồ cổ trái phép.

C. Buôn bán, sử dụng, vận chuyển ma tuý.

D. Đi xe phóng nhanh vượt ẩu.

Câu 18. Thực chất của quan hệ cung – cầu là mối quan hệ giữa 

A. doanh nghiệp với doanh nghiệp.

B. Nhà nước với doanh nghiệp.

C. người sản xuất với người tiêu dùng.

D. Nhà nước với người tiêu dùng.

Câu 19. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người

A. có điều kiện kinh tế thực hiện.

B. có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

C. đủ 18 tuổi thực hiện.

D. đã thành niên thực hiện.

Câu 20. Chỉ cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền mới được

A. sử dụng pháp luật.                          B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.                          D. áp dụng pháp luật.

Câu 21. Đối tượng bị xử lý vi phạm kỉ luật là

A. công dân.                                         B. cán bộ, công chức.

C. học sinh.                                          D. cơ quan, tổ chức.

Câu 22. Ở hình thức thực hiện pháp luật nào thì chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình mà không bị ép buộc phải thực hiện?

A. Sử dụng pháp luật.                            B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.                           D. Áp dụng pháp luật.

Câu 23. Hành vi của người tâm thần đánh người khác gây thương tích nặng không bị coi là vi phạm pháp luật vì

A. không trái pháp luật.

B. không có lỗi.

C. người thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm pháp lí.

D. người thực hiện hành vi không hiểu biết về pháp luật.

Câu 24. Là công nhân nhà máy, ông N thường xuyên đi làm muộn mà không có lí do chính đáng. Hành vi của ông N là

A. vi phạm quy tắc lao động.                 B. vi phạm hành chính.

C. vi phạm kỉ luật.                                 D. vi phạm đạo đức.

Câu 25. Công ty Mì gói A đã sử dụng hình ảnh của một ca sĩ để quảng cáo cho sản phẩm của mình mà chưa được sự đồng ý của ca sĩ đó. Hành vi của Công ty Mì gói A là loại vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Vi phạm hình sự. B. Vi phạm hành chính.

C. Vi phạm dân sự.   D. Vi phạm kỉ luật.

Câu 26. Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, chị Q và chị P đã bàn bạc và thống nhất lựa chọn danh sách đại biểu giống nhau. Sau đó, mỗi người tự bỏ phiếu của mình vào hòm phiếu. Chị Q và chị P vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Bỏ phiếu kín. B. Bình đẳng

C. Phổ thông. D. Trực tiếp.

Câu 27. Qua kiểm tra việc buôn bán của các gia đình trong thị trấn, đội quản lý thị trường huyện M đã lập biên bản xử phạt một số hộ kinh doanh do kinh doanh nhiều mặt hàng không có trong giấy phép. Hình thức xử lý vi phạm được áp dụng là thể hiện điều gì dưới đây?

A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ.

B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. 

C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ và trách nhiệm.

D. Mọi người bình đẳng trước Toà án.

Câu 28. Ông Đ đi xe máy ngược chiều trên đường nên đâm vào một người đi đúng làn đường khiến người này bị thương và phải vào bệnh viện điều trị. Ông Đ bị xử phạt vi phạm hành chính và phải bồi thường cho người bị thương. Vậy, ông Đ phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Hình sự và hành chính.

B. Kỉ luật và dân sự.

C. Hành chính và dân sự.

D. Hành chính và kỉ luật.

Câu 29. Phát hiện một cơ sở kinh doanh cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, T đã báo với cơ quan có chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. T đã thực hiện hình thức nào dưới đây?

A. Áp dụng pháp luật.            B. Tuân thủ pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật.             D. Thi hành pháp luật.

Câu 30. Con em các dân tộc ở Việt Nam được Nhà nước tạo điều kiện để bình đẳng về cơ hội học tập là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về

A. học tập.      B. giáo dục.      C. văn hoá.           D. xã hội.

Câu 31. C và D cãi nhau, C đã dùng những lời lẽ xúc phạm D trước các bạn trong lớp. Hành vi của C đã xâm phạm

A. quyền bất khả xâm phạm về danh dự.

B. quyền bất khả xâm phạm về đời tư.

C. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. quyền được pháp luật bảo vệ về uy tín cá nhân.

Câu 32. Nếu trong trường hợp có một người trong lớp bịa đặt, tung tin xấu về mình trên Facebook, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với pháp luật?

A. Đăng tin trên Facebook nói xấu lại người đó.

B. Gặp trực tiếp mắng người đó cho hả giận.

C. Lờ đi không nói gì.

D. Gặp nói chuyện trực tiếp và yêu cầu người đó xoá tin trên Facebook.

Câu 33. Ở Việt Nam, công dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử bình đẳng có nghĩa là không bị phân biệt đối xử theo

A. giới tính, dân tộc, tôn giáo.

B. màu da, địa phương, tín ngưỡng. 

C. trình độ học vấn.

D. tình trạng sức khoẻ, khả năng làm việc.

Câu 34. Nhân dân biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại các hội nghị để quyết định về những vấn đề liên quan ở địa phương là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

C. Quyền tự do bày tỏ ý kiến, nguyện vọng.

D. Quyền công khai, minh bạch.

Câu 35. Sau cuộc họp trao đổi, bàn bạc, nhân dân xã M đã thống nhất biểu quyết về việc xây dựng một đoạn đường liên thôn trong xã, trong đó nhân dân có đóng góp một phần kinh phí. Đây là biểu hiện của quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tự do dân chủ.

B. Quyền tham gia xây dựng quê hương.

C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu 36. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Tr. tiếp tục vào học tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Với việc vào đại học, Tr. đã thực hiện quyền nào dưới đây?

A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.

B. Quyền tự do học tập.

C. Quyền học không hạn chế.

D. Quyền được phát triển.

Câu 37. K có năng khiếu âm nhạc, đã giành giải thưởng quốc gia về nhạc cụ dân tộc, nên K được tuyển thẳng vào Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Vậy K đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền học tập theo sở thích.

B. Quyền học tập không hạn chế.

C. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

D. Quyền được học tập có điều kiện trong môi trường âm nhạc.

Câu 38. Tốt nghiệp Trung học phổ thông, M làm thủ tục và được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. M đã mở cửa hàng bán quần áo may sẵn. Việc làm này của M là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền lao động.                               B. Quyền kinh tế.

C. Quyền tự do kinh doanh.                  D. Quyền buôn bán tự do.

Câu 39. Ông H thuê anh K tìm gặp và yêu cầu anh T gỡ bỏ bài viết trên mạng xã hội bịa đặt việc mình có con ngoài giá thú. Do anh T không đồng ý và còn lớn tiếng xúc phạm nên anh K đã đánh anh T gây thương tích. Tức giận, anh V là anh trai của anh T đến nhà ông H chửi bới và đánh ông H bị thương phải điều trị. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân?

A. Ông H, anh K và anh T.                 B. Ông H, anh T và anh V.

C. Anh K và anh T.                             D.Anh K và anh V.

Câu 40. Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, chị A viết phiếu bầu và bỏ phiếu vào hòm phiếu giúp ông B là người không biết chữ. Sau đó, chị A phát hiện anh C và anh D cùng bàn bạc, thống nhất viết phiếu bầu giống nhau nên yêu cầu hai người làm lại phiếu bầu. Tuy nhiên, anh C và anh D không đồng ý và mỗi người tự tay bỏ phiếu của mình vào hòm phiếu rồi ra về. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp?

A. Chị A, ông B, anh C và anh D.            B. Chị A và ông B.

C. Chị A, anh C và anh D.                        D. Ông B, anh C và anh D.

Nguồn website giaibai5s.com

Đề trăc nghiệm luyện thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2021 Khoa học Xã hội Tập 2-Các đề ôn luyện-Đề số 13 Môn Giáo Dục Công Dân
Đánh giá bài viết