Nguồn website giaibai5s.com

TIẾT 1

  1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng

– Em cần luyện đọc các bài sau: Cậu bé thông minh, Đơn xin vào Đội, Ai có lỗi, Cô giáo tí hon, Chiếc áo len, Chủ sẻ và bông hoa bằng lăng, Người mẹ, Ông ngoại, Người lính dũng cảm, Cuộc họp của chữ viết, Bài tập làm văn, Nhớ lại buổi đầu đi học, Trận bóng dưới lòng đường, Lừa và ngựa, Các em nhỏ và cụ già, Những chiếc chuông reo.

– Em cần luyện đọc + học thuộc lòng những bài sau: Hai bàn tay em, Khi mẹ vắng nhà, Quạt cho bà ngủ, Mẹ vắng nhà ngày bão, Mùa thu của em, Ngày khai trường, Bận, Tiếng ru . . 2. Ghi lại tên các sự vật được so sánh với nhau trong các câu sau:

a/ Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh.

b/ Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. c/ Người ta thấy có con rùa lớn, đầu to như trái bưởi, nhô lên khỏi mặt nước.

* Kết quả đúng:

| Hình ảnh so sánh _ Sự vật 1 | Sự vật 2 a/ Hỗ như một chiếc gương bầu dục |

chiếc gương bầu | khổng lồ.

| dục khổng lồ b/ Cầu Thê Húc màu son, cong cong 1 , TA LG con tôm như con tôm. c/ Con rùa đầu to như trái bưởi. đầu con rùa trái bưởi 3. Chọn các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo thành hình ảnh so sánh:

a/ Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như … b/ Tiếng gió rừng vi vu như. c/ Sương sớm long lanh tựa …

(một cánh diều, những hạt ngọc, tiếng sáo) . * Kết quả đúng: a/ Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như một cánh diều. * b/ Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo. c/ Sương sớm long lanh tựa những hạt ngọc.ru..

TIẾT 2 1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng thực hiện như ở tiết 1 2. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm dưới đây:

a/ Em là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường. – b/ Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tập…

* Kết quả đúng: a/ Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường?

b/ Câu lạc bộ thiếu nhi là gì? 3. Kể lại câu chuyện em đã học trong 8 tuần đầu

Em có thể kể một câu chuyện đã học trong tiết tập đọc hoặc một câu chuyện đã học trong tiết tập làm văn. .

Cậu bé thông minh, Ai có lỗi, Chiếc áo len, Chủ sở

và bông hoa bằng lăng, Người mẹ, Người lính Truyện trong tiết TĐ

dũng cảm, Bài tập làm văn, Trận bóng dưới lòng

đường, Lừa và ngựa, Các em nhỏ và cụ già. Truyện trong tiết TLV | Dại gì mà đổi. Không nỡ nhìn

TIẾT 3 1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng: thực hiện như tiết 1. 2. Đặt 3 câu theo mẫu Ai là gì? Ví dụ: – Minh là học sinh lớp 3A.

. – Ba Minh là bác sĩ.

– Mẹ Minh là giáo viên. 3. Em hãy hoàn thành đơn xin tham gia câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu sau:

.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

| Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN XIN THAM GIA SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ Kính gửi: Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiếu nhi

| Phường (xã, quận, huyện) Em tên là: ……….. Ngày sinh:…………………………. Nam (nữ): ……………. Địa chỉ: ………….. Học sinh lớp:. …. Trường: Em làm đơn này xin đề nghị Ban chủ nhiệm cho em được tham gia Câu lạc bộ Thiếu nhi phường (xã, quận, huyện). Em xin hứa thực hiện đúng nội quy của Câu lạc bộ. Em xin trân trọng cảm ơn.

Người làm đơn

Ví dụ: Em có thể viết đơn như sau: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc . ĐƠN XIN THAM GIA SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ

Kính gửi: Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiếu nhi

| Phường 12, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh Em tên là: Nguyễn Nhật Thùy Linh Ngày sinh: 02 tháng 09 năm 1998 Nam (nữ): nữ

Địa chỉ: Số nhà 12, đường Trường Chinh, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh Học sinh lớp: 3A Trường: Tiểu học Trần Quốc Tuấn, quận Tân Bình

Em làm đơn này xin đề nghị Ban chủ nhiệm cho em được tham gia Câu lạc bộ Thiếu nhi phường (xã, quận, huyện).

Em xin hứa thực hiện đúng nội quy của Câu lạc bộ. | Em xin trân trọng cảm ơn.

Người làm đơn

3 +

| Nguyễn Nhật Thùy Linh

TIẾT 4 1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng: thực hiện như ở tiết 1 2. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây:

a/ Ở câu lạc bộ, chúng em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa. b/ Em thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ. * Kết quả đúng:

a/ Ở câu lạc bộ, các em làm gì?

b/ Ai thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ? 3. Nghe – viết:

Gió heo may – Bao giờ có làn gió heo may về mới thật là có mùa thu. Cái nắng gay gắt những ngày hè đã thành thóc vàng vào bồ, vào cót, vào kho và đã ẩn vào quả na, quả mít, quả hồng, quả bưởi… Những ngày có gió heo may dù nắng giữa trưa cũng chỉ dìu dịu, đủ cho ta mặc một chiếc áo mỏng vẫn thấy dễ chịu.

– Đọc lại bài chính tả 2 lần.

– Luyện viết các từ ngữ sau: gió heo may, gay gắt, giữa trưa, dìu dịu, dễ chịu, …

. Viết xong, đọc lại bài và chữa lỗi.

| TIẾT 5 1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng: thực hiện như ở tiết 1 2. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để bổ sung ý nghĩa cho các từ in đậm:

Mỗi bông hoa cỏ may như một cái tháp (xinh xắn, lộng lẫy) nhiều tầng. Trên đầu mỗi bông hoa lại đính một hạt sương. Khó có thể tưởng tượng bàn tay (tinh khôn, tinh xảo) nào có thể hoàn thành hàng loạt công trình đẹp đẽ, tinh tế, to lớn ) đến vậy.

| Theo Phạm Đức

* Kết quả đúng:

Mỗi bông hoa cỏ may như một cái tháp xinh xắn nhiều tầng. Trên đầu mỗi bông hoa lại đính một hạt sương. Khó có thể tượng tượng bàn tay tinh xảo nào có thể hoàn thành từng loạt công trình đẹp đẽ, tinh tế, đến vậy. 3. Đặt 3 câu theo mẫu Ai làm gì? Ví dụ: – Mẹ em đang chấm bài. –

– Bố em đang đọc báo. – Ông em đang xem ti vi.

TIẾT 6

,

..

  1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng: thực hiện như ở tiết 1 2. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để bổ sung ý nghĩa cho các từ in đậm:

Xuân về, cỏ cây trải một màu …. Trăm hoa đua nhau khoe sắc. Nào chị hoa huệ , chị hoa cúc , chị hoa hồng … bên cạnh cô em vi-ô-lét tím nhạt, mảnh mai.

Tất cả đã tạo nên một vườn xuân … (đỏ thắm, trắng tinh, xanh non, vàng tươi, rực rỡ) * Kết quả đúng:

Xuân về, cỏ cây trải một màu xanh non. Trăm hoa đua nhau khoe sắc. Nào chị hoa huệ trắng tinh, chị hoa cúc vàng tươi, chị hoa hồng đỏ thắm bên cạnh cô em vi-ô-lét tím nhạt, mảnh mai.

Tất cả đã tạo nên một vườn xuân rực rỡ. . . . 3. Em có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong những câu sau?

  1. Hằng năm cứ vào đầu tháng 9 các trường lại khai giảng năm học mới.

b/ Sau ba tháng hè tạm xa trường chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy gặp bạn.

c/ Đúng 8 giờ trong tiếng Quốc ca hùng tráng lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên ngọn cột cờ.

* Kết quả đúng: a Hằng năm, cứ vào đầu tháng 9, các trường lại khai giảng năm học mới.

b/ Sau ba tháng hè tạm xa trường, chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy, gặp bạn.

c/ Đúng 8 giờ, trong tiếng Quốc ca hùng tráng, lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên ngọn cột cờ.

i

TIẾT: 1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng: thực hiện như ở tiết 1 2. Giải ô chữ | Có thể điền những từ ngữ nào vào các ô trống theo từng dòng dưới đây:

Gợi ý: Tất cả các từ ngữ bắt đầu bằng chữ T. – Dòng 1: Trái nghĩa với người lớn.

Dòng 2: Đáp lại câu hỏi của người khác. – Dòng 3: Người làm việc trên tàu thủy. – Dòng 4: Tên của một trong Hai Bà Trưng. – Dòng 5: Thời gian sắp tới (trái nghĩa với quá khứ). – Dòng 6: Trái nghĩa với khô héo (nói về cây cối). – Dòng 7: Cùng nghĩa với trẻ con. – Dòng 8: Dùng màu làm cho tranh thêm đẹp.

.

.

.

…..

.

.

.

1 TIRÉE | Monte

* Kết quả đúng: Dòng 1: TRẺ EM

Dòng 5: TƯƠNG LAI . , Dòng 2: TRẢ LỜI . | Dòng 6: TƯƠI TỐT

Dòng 3: THỦY THỦ Dòng 7: TẬP THỂ

Dòng 4: TRƯNG NHỊ Dòng 8: TÔ MÀU – Từ mới xuất hiện ở ô chữ in màu: TRUNG THU

TIẾT 8 Bài luyện tập A. Đọc thầm:

. Mùa hoa sấu Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt đầu thay lá. Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm. Nó quay tròn trước mặt, đậu lên đầu, lên vai ta rồi mới bay đi. Nhưng ít ai nắm được một chiếc lá đang rơi như vậy.

Từ những cành sấu non bật ra những chùm hoa trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Hoa sấu thơm nhẹ. Vị hoa chua chua thấm vào đầu lưỡi, tưởng như vị nắng non của mùa hè mới vừa đến đọng lại.

Băng Sơn B. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng: 1. Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu như thế nào?

A/ Cây sấu ra hoa B/ Cây sấu thay lá.

C/ Cây sấu ra lá và ra hoa. 2. Hình dạng hoa sấu như thế nào?

A/ Hoa sấu nhỏ li ti.

B/ Hoa sấu trông như những chiếc chuông nhỏ xíu . . C/ Hoa sấu thơm nhẹ 3. Mùi vị hoa sấu như thế nào?

A/ Hoa sấu thơm nhẹ, có vị chua. . B/ Hoa sấu hăng hắc.

C/ Hoa sấu nở từng chùm trắng muốt. 4. Bài đọc trên có mấy hình ảnh so sánh?

A/ 1 hình ảnh B/ 2 hình ảnh C/ 3 hình ảnh

(Viết rõ đó là hình ảnh nào?) . 5. Trong câu Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm, em có thể thay từ nghịch ngợm bằng từ nào?

A/ Tinh nghịch B/ Bướng bỉnh C/ Dại dột * Kết quả đúng: 1. C/ Cây sấu ra lá và ra hoa. 2. B/ Hoa sấu trông như những chiếc chuông nhỏ xíu. 3. A/ Hoa sấu thơm nhẹ, có vị chua.

.

.

  1. B/ 2 hình ảnh. Đó là: , q – – Những chùm hoa trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. – Vị hoa chua chua như vị nắng non. 5. A/ Tinh nghịch

TIẾT 9. Bài luyện tập

___

  1. Nghe – viết: Nhớ bé ngoan

Đi xa bố nhớ bé mình | Bàn tay cặm cụi tay xinh chép bài

Băm môi làm toán miệt mài . . . . . – Khó ghê mà chẳng chịu sai bao giờ

Mải mê tập võ đọc thơ Hát ru em ngủ ầu ơ ngọt ngào.

| Xa con bố nhớ biết bao Nhưng mà chỉ nhớ việc nào bé ngoan.

| Nguyễn Trung Thu – Đọc lại bài chính tả 2 lần. – Luyện viết những từ ngữ sau: cặm cụi, chép bài, miệt mài, tập võ, ngọt ngào, … – Viết bài xong, đọc lại và chữa lỗi chính tả.

  1. Tập làm văn

Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.

Ví dụ:

Trong gia đình, ai cũng thương yêu em nhưng người gần gũi và yêu thương em nhất là mẹ. Bố em đang công tác tại hải đảo xa nên ở nhà chỉ có mẹ, chị gái em và em. Mẹ em chăm chút cho em từng li từng tí. Sáng, mẹ dậy sớm, nấu bữa ăn sáng cho hai chị em. Ăn xong, hai chị em đi học còn mẹ thì đi làm. Trưa và chiều, khi đi làm về, mẹ lại lo cơm nước. Em và chị chỉ giúp mẹ những việc lặt vặt. Những ngày em bị bệnh, mẹ lo lắm. Mẹ thức bên em lo cho em ăn, quạt cho em ngủ. Em rất yêu thương mẹ. Em thầm hứa luôn chăm ngoan, học giỏi đế mẹ vui lòng.

 

Giải bài tập Tiếng Việt 3 Tập 1-Tuần 9: Ôn tập giữa học kì I
Đánh giá bài viết