Nguồn website giaibai5s.com

  1. Hướng dẫn chung

a/ Giọng đọc: Giọng kể chậm rãi như theo bước chân của Páo (khổ 1); háo hức (ở khổ 2, 3, 4); tha thiết, tình cảm nhớ quê nhà (khổ cuối)

b/ Cách ngắt nghỉ: Nghỉ một nhịp ở chỗ có dấu phẩy, ở cuối những dòng không có dấu chấm, nghỉ hai nhịp cuối mỗi dòng thơ có dấu chấm.

c/ Luyện đọc các từ ngữ khó: Páo, ngọn núi, nhòa dần, quanh co, leo đèo, chót vót, … II. Gợi ý trả lời câu hỏi về nội dung bài 1. Quê Páo ở đâu? Những câu thơ nào cho biết điều đó?

(Quê Páo ở miền núi. Thể hiện qua các câu thơ: Ngọn núi ở lại cùng mây; Tiếng suối nhòa lần sau cây; Quanh co như Páo leo đèo; Gió như đỉnh núi bản ta; Nhớ sao đèo dốc quê nhà.) 2. Páo đi thăm bố ở đâu?

(Páo đi thăm bố ở thành phố.). 3. Những điều gì ở thành phố khiến Páo thấy lạ? | (Con đường rất rộng, sông sâu không lội qua được như con suối ở quê. Người và xe rất đông, đi như gió thổi. Nhà cao sừng sững như núi, ngước lên mới thấy mái. Nhà có hàng trăm cửa sổ, đi theo thang gác ở giữa nhà như đi vào trong ruột.) 4. Những gì ở thành phố Páo thấy giống ở quê nhà?

(Nhà cao giống như trái núi. Bố ở tầng năm gió lộng. Gió giống như gió trên đỉnh núi. Lên xuống thang gác như leo đèo, khiến Páo càng nhớ quê nhà.) 5. Qua bài thơ, em hiểu điều gì về bạn Páo?

(Lần đầu về thành phố thăm bố, Páo thấy cái gì cũng lạ lẫm, cũng gợi cho Páo nhớ đến cảnh vật ở quê nhà.). III. Luyện tập

  1. Đọc lại bài tập đọc 3 lần.
  2. Luyện đọc và viết các từ ngữ sau: Páo, ngọn núi, nhòa dần, quãnh co, leo đèo, chót vót, …
  3. Ghi nhớ nội dung bài: Sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của bạn nhỏ miền núi về thăm bố ở thành phố. Bạn thấy cái gì cũng khác lạ nhưng vẫn gợi nhớ quê nhà. 4. Học thuộc lòng bài thơ. . . :
Giải bài tập Tiếng Việt 3 Tập 1-Tuần 15: Tập đọc: Nhà bố ở
Đánh giá bài viết