TẬP ĐỌC

Ông Trạng thả diều

1. Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.

– “.. học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường”

– “… thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều

2. Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?

– “… đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ”

“Tối đến, chú chờ bạn học thuộc bài mới mượn vở về học”

“… sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong.”

“… làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.”

3. Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều”?

Nguyễn Hiền thi đỗ Trạng nguyên lúc mới 13 tuổi – tuổi vẫn còn ham thích chơi diều.

4. Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên?

Ba thành ngữ, tục ngữ đã cho đều có ý nghĩa đúng với câu chuyện. Nguyễn Hiền là người “tuổi trẻ tài cao”, nhờ đó ông đã sớn “công thành danh toại”. Những bài học lớn, sâu xa nhất mà Nguyễn Hiền để lại làm gương cho thế hệ trẻ là “có chí thì nên”.

 

CHÍNH TẢ

1. Nhớ viết

– Học thuộc lòng để nhớ – viết cho đầy đủ và viết đúng chính tả các chữ trong bốn khổ thơ.

– Tự phát hiện và sửa lỗi trong bài viết.

2. a. Điền vào chỗ trống s hay x?

b. Đặt trên những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?

Hướng dẫn

a. Ở mỗi ô trống, em thử điền s, rồi điền x. Đọc cả dòng thơ để chọn chữ s hay x hợp với nghĩa của tiếng – chữ phải điền.

Ví dụ: Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu.

Trỏ lối sang / xang mùa hè. (sang có nghĩa thích hợp).

Thứ tự các tiếng đã điền s hay x trong đoạn thơ: sang – xíu – sức – sức – sáng.

b. Làm như ở câu a.

– Thứ tự các tiếng đã điền đúng dấu hỏi hay dấu ngã: nổi – đỗ – thưởng – đối – chỉ – nhỏ – thuở – phải – của – bữa – đỗ.

3. Viết lại các câu cho đúng chính tả

Hướng dẫn

(Hiểu đúng nghĩa của câu để chỉ ra lỗi chính tả và sửa lại)

a. Tốt gỗ (sai: gổ) hơn tốt nước sơn (sai: xơn).

b. Xấu (sai: sấu) người, đẹp nết.

c. Mùa hè cá sông (sai: xông), mùa đông cá bể (sai: bễ).

d. Trăng mờ còn tỏ (sai: tô) hơn sao (sai: xao).

Dẫu (sai: dầu) rằng núi lở (sai: lỡ) còn cao hơn đồi.

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Luyện tập về động từ 

2. Em: chọn từ nào trong ngoặc đơn (đã, đang, sắp) để điền vào ở trống?

Trong câu a) sự việc “ngô… thành cây rung rung trước gì và trở nắng” diễn ra ở trước lúc được kể (thời gian quá khứ) liên ó thể dùng đã bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ thành

– Ý nghĩa thời gian của đã tương ứng với quá khứ của đang tướng ứng với hiện tại, của sắp tương ứng với tương lai. Em suy nghĩ xem trong đoạn thơ, chào mào sắp hót, đang hót hay đã hót; cháu vẫn đã xa, đang xa hay sắp xa và mùa na đang tàn, sắp tàn hay đã tàn? Thứ tự các từ được chọn điền vào ô trong trong b); đã – đang – sáp.

3. Trong truyện vui sau có nhiều từ chỉ thời gian dùng không đúng. Em hãy chữa lại cho đúng bằng cách thay đổi các từ ấy hoặc bỏ bớt từ.

Đãng trí (Có từ chỉ thời gian dùng sai) Đãng trí (Đã sửa chữa từ chỉ thời gian dùng sai)
Một nhà bác học đã làm việc trong phòng. Bỗng người phục vụ đang bước vào, nói nhỏ với ông:

– Thưa giáo sư, có trộm lẻn vào thư viện của ngài.

Nhà bác học hỏi:

– Nó sẽ đọc gì thế?

Một nhà bác học (đã) đang làm việc trong phòng. Bỗng người phục vụ (đang) bước vào, nói nhỏ với ông:

– Thưa giáo sư, có trộm lẻn vào thư viện của ngài.

Nhà bác học hỏi: – Nó (sẽ) đang đọc gì thế?

 

KỂ CHUYỆN

Bàn chân kì diệu

Theo TRUYỆN ĐỌC 3 (1995)

I. CÂU HỎI

1. Dựa vào lời kể của cô giáo (thầy giáo) và các tranh vẽ SGK trang 107, kể lại từng đoạn câu chuyện.

2. Kể lại toàn bộ câu chuyện.

3. Em học được gì ở Nguyễn Ngọc Ký?

II. HƯỚNG DẪN

Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh vẽ trong SGK.

– Đoạn 1: Ký bị bại liệt hai tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách tới trường, Ký cũng muốn được như các bạn và Ký quyết định đến lớp xin vào học.

Sáng hôm ấy, Ký đến trường. Cô giáo Cương đang chuẩn bị bài viết thì nhìn thấy Ký lấp ló ngoài cửa. Cô bước ra và dịu dàng hỏi chuyện ký.

– Đoạn 2: Sau khi biết chuyện, cô không dám nhận ký vào học vì hai tay Kỷ mềm nhũn, bất động. Ký khóc và chạy về nhà.

– Đoạn 3: Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Ký. Có rất xúc động khi thấy Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết. Cậu dùng hai ngón chân cặp vào một mẩu gạch rồi vẽ xuống đất. Cô giáo hỏi thăm sức khỏe và nhật Ký vào học.

– Đoạn 4: Sáng hôm sau, Ký đến lớp trước sự cổ vũ nhiệt tình của cô giáo và bạn bè.

– Đoạn 5: Cô Cương dọn một chỗ ở góc lớp rồi trải chiếu cho Ký ngồi tập viết ở đó. Ký cặp bút vào hai ngón chân và tập viết vào giấy. Lúc đầu, ký không điều khiển được cây bút nhưng Ký vẫn kiên nhẫn tập viết. Nhiều lần Ký bị “chuột rút” rất đau đớn. Có lần, Ký định thôi học nhưng nhờ sự động viên của cô giáo và các bạn, Ký lại gắng sức đưa bút theo nét chữ.

– Đoạn 6: Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Qua bao năm khổ công. Ký đã trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp.

Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần Bác gửi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm, giàu nghị lực ấy.

2. Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Ký bị bại liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách tới trường, Ký thèm lắm và em quyết định đến lớp xin vào học.

Sáng hôm ấy, Ký đến trường. Cô giáo Cương đang chuẩn bị viết bài học vần trên bảng thì thấy Ký lấp ló ngoài cửa. Cô bước tới và dịu dàng hỏi Ký:

– Em muốn hỏi gì cô phải không?

Ký khẽ nói:

– Thưa cô, em xin cô cho em vào học. Có được không ạ?

Thấy tay Ký bị bại mềm nhũn, bất động nên cô không dám nhận Ký. Cậu buồn bã chạy về nhà. Dường như vừa chạy vừa khóc.

Mấy hôm sau, cô giáo Cương đến thăm Ký. Cô ngạc nhiên và xúc động khi thấy Ký đang ngồi cặm cụi tập viết. Cậu cặp một mẩu gạch vào ngôi chân và vẽ xuống đất. Thấy thế, cô bèn nhận Ký vào học.

Sáng hôm sau, Ký đến lớp. Cô giáo dọn cho Ký một chỗ ( góc lớp và trai chiếu cho Ký ngồi. Ký dùng ngón chân cặp vào cây bút và tập viết trên trang giấy. Nhưng cây bút không theo ý muốn của Ký Bàn chân em giẫm lên giấy, chỉ một lúc là nhàu hết giấy, mực giây bẩn khắp nơi. Cô giáo thay cho Ký cây bút chì. Ký gắng sức đưa bút theo nét chữ. Các ngón chân mỏi nhừ. Bỗng Ký ngã ra, mặt nhăn nhó. Thì ra là bàn chân của Ký bị chuột rút. Nhiều lần như thế khiến Ký rất đau đới. Có lần vì đau quá, Ký định bỏ cuộc. Cô giáo và các bạn trong lớp phải khuyên mãi, Ký lại kiên nhẫn viết từng chút một.

Cứ như thế, dù nắng hay mưa Kỳ vẫn đi học. Ký tập viết từng chút một. Dù nhiều lần bị chuột rút nhưng Ký vẫn không nản lòng.

Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Chữ của Ký ngày càng đều đặn và đẹp hơn. Bao năm phấn đấu học tập, Ký đã thi vào đại học và là sinh viên Trường Đại học Tổng hợp.

Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần gũi huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm, giàu nghị lực. Cậu là một tấm gương sáng về ý chí vượt khó.

3. Ở Nguyễn Ngọc Ký, em học được:

– Tinh thần ham học, quyết tâm vượt khó, vươn lên trở thành người có ích.

– Lòng dũng cảm, giàu nghị lực.

 

TẬP ĐỌC

Có chí thì nên

Dựa vào nội dung các tục ngữ trên, hãy xếp chúng và ba nhóm sau

Hướng dẫn

{1) Có công mài sắt, có ngày nên kim. 

-> Có ý chí thì nhất định thành công.

(2) Ai ơi đã quyết thì hàng

-> Giữ vững mục tiêu 1 1 thì lận tròn vành mới thôi! đã chọn.

(3) Thua keo này, bày keo khác

-> Không nản lòng khi gặp khó khăn

(4) Người có chí thì nên

Nhà có nền thì vững.

–>Có ý chí thì nhất  định thành công.

(5) Hãy lo bền chí câu cua

Dù ai câu chạch, câu rùa rặc ui.

–> Giữ vững mục tiêu đã chọn.

(6) Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.

–> Không nản lòng khi gặp khó khăn.

(7) Thất bại là mẹ thành công.

–> Không nản lòng khi gặp khó khăn.

2. Cách diễn đạt của tục ngữ có đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu? Chọn ý em cho là đúng nhất để trả lời.

Hướng dẫn

+ Vần:

(2) hành – vành

(3) này – bày

(4) nên – nền

(5) cua – rùa

(6) cả – ngã

+ Đối:

(1) Có công mài sắt ↔ Có ngày nên kim.

(2) Đã quyết thì hành ↔ Đã đan thì lận

(3) Thua keo nàyBày keo khác

(4) Người có chí thì nên ↔ Nhà có nền thì cũng

(6) Chớ thấy sóng cả ↔ rã tay chèo

(7) Thất bại ↔ là mẹ thành công 

+ Nhịp:

(1) Có công mài sắt có ngày nên kim. (4 – 4)

 (2) Ai ơi /đã quyết thì lành

Đã đan thì lận / tròn vành mới thôi. (2 – 4 – 4 – 4)

(3) Thua keo này / bày keo khác (3 – 3)

(4) Người có chí thì nên /

Nhà có nền thì vững. (5 – 5) hoặc (3 – 2 – 3 – 2)

(5) Hãy lo bền chí câu cua  /

Dù ai câu chạch / câu rùa mặc ai. (6 – 4 – 4 )

6 Chớ thấy sóng cả / mà rã tay chèo. (4 – 4)

7: Thất bại / là mẹ thành công. (2 – 4)

+ Hình ảnh:

(1) mài sắt → nên kim

(2) đan thì lên trò lành

(3) keo này → keo khác

(4) người có chí nhà có nền (so sánh)

(5) câu cua – câu chạch -> câu rùa

(6) sóng cả → tay chèo.

(7) mẹ (thành công) 

+ Đặc điểm chung của thành ngữ, tục ngữ:

– Cô đúc về nội dung.

– Ít chữ, ngắn gọn về hình thức.

3. Theo em, học sinh phải rèn luyện ý chí gì? Lấy ví dụ về những biểu hiện của một học sinh không có ý chí.

Hướng dẫn

Tìm các ví dụ. Phân tích suy nghĩ, rút ra kết luận để trả lời câu hỏi.

Biểu hiện thiếu ý chí Ý chí phải rèn luyện
– Không chịu suy nghĩ để làm bài tập khó (?)
– Dễ chán nản khi gặp khó khăn trong học tập (?)
– Không dễ từ bỏ thói quen dậy muộn, ham chơi, lười học. (?)
– Dễ bị rủ rê lôi kéo làm những việc xấu. (?)
Thiếu trung thực, không dám nhận khuyết điểm vì sĩ diện, vì xấu hổ… (?)
(….) (?)

 

 TẬP LÀM VĂN

Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân

Đề bài

Em là người thân trong gia đình cùng đọc một truyện nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên. Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của nhân vật đó.

Hãy cùng bạn đóng vai người thân để thực hiện cuộc trao đổi trên.

1. Chọn tìm truyện người có nghị lực, có ý chí vươn lên để trao đổi:

– Truyện trong SGK: Em nhớ lại những truyện đã học.

– Truyện trên sách báo: Nhớ những gương người tốt và truyện kể ở lớp, tổ hoặc trên báo chí.

Em chọn truyện về ai? Tên truyện là gì?

2. Những vấn đề trao đổi

– Về nhân vật: giới thiệu hoàn cảnh, điều kiện sinh sống và làm việc (khó khăn vượt qua, hoặc bế tắc do nhiều nguyên nhân).

– Về nghị lực, ý chí vươn lên của nhân vật: Các cách giải quyết cụ thể, mạnh dạn và sáng tạo của nhân vật, kiên trì vượt qua khó khăn, trở ngại…

– Về cuộc trao đổi:

+ Trao đổi với ai? (Tên? Quan hệ với em như thế nào?)

+ Em xưng hô với người thân đó ra sao? (thân mật, bình thường)

+ Câu chuyện do bên nào (em hay người thân) khởi xướng? Em sẽ nói trước hay để người thân nói trước?

3. Thực hành trao đổi

 

 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tính từ

1. Tìm tính từ trong các đoạn văn:

Hướng dẫn

Tính từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.

a. Sự vật, hoạt động, trạng thái Đặc điểm, tính chất
Cụ già gầy gò
Trán cao
Mắt sáng
Râu thưa
Chiếc mũ
Áo ka ki có (cổ)
Dép cao su trắng
Dáng đi nhanh nhẹn
Lời nói điềm đạm
Lời nói đầm ấm
Lời nói khúc chiết
Lời nói rõ ràng
b. Sự vật, hoạt động, trạng thái Đặc điểm, tính chất
Trời quang
 Vòm trời sạch bóng
Màu mây xám
Màu trắng phớt xanh
Chạy dài
Mây hồng
Mảng (mây hồng) to tướng
Điểm xuyết (thêm) ít (nét…)
Nét (mây mỡ gà) thanh mảnh
Nét (mây mỡ gà) (vút) dài

2. Hãy viết một câu có dùng tính từ.

a. Nói về một người bạn hoặc người thân của em.

Hướng dẫn

– Chọn người bạn hoặc người thân.

– Chọn đặc điểm, tính chất (hình dáng, hoạt động, tính nết…).

b. Nói về một sự vật quen thuộc với em (…)

Hướng dẫn

– Chọn sự vật quen thuộc.

– Chọn đặc điểm, tính chất (hình dáng, kích thước, màu sắc, mùi vị…)

TẬP LÀM VĂN

Mở bài trong bài văn kể chuyện

1. Đọc các mở bài sau và cho biết đó là những cách mở bài nào.

Hướng dẫn 

a. Kể ngay vào sự vật và sự việc Mở bài trực tiếp
b. Nêu nhận định rồi kể sự việc để chứng minh Mở bài gián tiếp
c. Nói một chuyện để dẫn đến câu chuyện sắp kể Mở bài gián tiếp
d. Dùng câu hỏi để chuyển sang câu chuyện định kể Mở bài gián tiếp

2. Câu chuyện sau đây mở bài theo cách nào?

Hướng dẫn

Tác giả viết câu mở đầu là: “Hồi ấy, ở Sài Gòn, Bác Hồ có một người bạn tên là Lê.” rồi kể tiếp ngay vào nội dung câu chuyện.

Đó là cách mở bài trực tiếp.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập SGK Tiếng việt 4 Tập 1 – Tuần 11
5 (100%) 4 votes