I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC

– Nêu được một số đặc điểm về dân tộc: Việt Nam có 54 dân tộc; mỗi dân tộc có đặc trưng riêng về văn hoá thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán.

– Biết dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.

– Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc.

– Thu thập thông tin về dân tộc.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

A. Các dân tộc ở Việt Nam

– Nước ta có 54 dân tộc.

– Mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng (thể hiện ở ngôn ngữ, trang phục, phương thức sản xuất, quần cư, phong tục, tập quán,…).

– Dân tộc Việt (Kinh):

+ Đông nhất (chiếm khoảng 86%),

+ Có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, giỏi nghề thủ công.

+ Lực lượng lao động đông đảo trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, khoa học kĩ thuật.

– Các dân tộc ít người: 

+ Có số dân và trình độ phát triển kinh tế khác nhau.

+ Mỗi dân tộc có kinh nghiện riêng trong một số lĩnh vực (trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công).

+ Tham gia vào các hoạt động công nghiệp, dịch vụ, văn hoá, khoa học kĩ thuật,…

– Việt kiều: là bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

B. Phân bố các dân tộc

1. Dân tộc Việt (Kinh)

– Phân bố rộng khắp trong cả nước.

– Tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải.

2. Các dân tộc ít người

– Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du:

+ Trung du và miền núi phía Bắc: 30 dân tộc. Người Tày, Nùng ở tả ngạn sông Hồng; Thái, Mường ở hữu ngạn sông Hồng đến sống Cả. Người Dao sống chủ yếu ở độ cao 700 – 1000m. Trên vùng núi cao là người Mông.

+ Trường Sơn – Tây Nguyên: 20 dân tộc. Người Ê-đê ở Đắk Lắk, Gia-rai Kon Tum và Gia Lai, người Mnông sinh sống chủ yếu ở Lâm Đồng.

+ Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có dân tộc Chăm, Khơ-me. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh.

– Hiện nay: có sự thay đổi (một số dân tộc ở phía Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên, tình trạng du canh du cư được hạn chế).

III. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

1. Hãy kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết.

Trả lời:

Ví dụ: dao, rựa, vải thổ cẩm, công, chiêng,…

2. Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu?

Trả lời: dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng, trung du và ven biển.

3. Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu?

Trả lời: các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.

IV. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

1. Nước ta có bao nhiều dân tộc? Những nét văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Cho ví dụ.

Trả lời:

– Nước ta có 54 dân tộc.

– Những nét văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện ở ngôn ngữ, trang phục, phương thức sản xuất, quần cư, phong tục, tập quán,…

Ví dụ: một số dân tộc ở nhà sàn, một số dân tộc mặc váy có hoa văn sặc sỡ, một số dân tộc có nhà mồ dành cho người chết,…

2. Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta

– Dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng, trung (lu và ven biển. 

– Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.

3. Dựa vào bảng thống kê ở trang 6 SGK (Bảng 1.1. Dân số phân theo thành phần dân tộc ở Việt Nam năm 1999), hãy cho biết: Em thuộc dân tộc nào? Dân tộc em đứng thứ mấy về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam? Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em? Hãy kể một số nét văn hoá tiêu biểu của dân tộc em.

Trả lời:

– Vi dụ: Em thuộc chân tộc Kinh.

– Dân tộc Kinh đứng đầu về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

– Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em là đồng bằng, trung du và ven bien

– Một số nét văn hoá tiêu biểu: ở nhà trệt có kiến trúc đa dạng, làm ruộng lúa nước, ăn cơm băng đũa, phụ nữ có trang phục đặc sắc là áo lại, có nhiều danh nhân văn hoá (như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh),… nhiều công trình văn hoá có giá trị (tác phẩm văn học, chùa chiền, lăng tẩm, đền đài).

V. CÂU HỎI TỰ HỌC

1. Việt Nam

A. 52 dân tộc.     B. 53 dân tộc.     C. 54 dân tộc.     D. 55 dân tộc.

2. Dân tộc Kinh chiếm hơn

A. 85% dân số cả nước.                      B. 86% dân số cả nước.

C. 87% dân số cả nước.                      D. 88% dân số cả nước.

3. Trung du và miền núi phía Bắc là địa bàn cư trú của các chân tộc

A. Tày, Nùng, Ê-đề.                    B. Tày, Nùng, Dao

C. Dao, Nùng, Mông.                 D. Tày, Mường, Gia-rai. 

4. Du về lai cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của là tộc.

A. Chăm.     B. Vân kiều.     C. Thái.       D. Ê-đê.

5. Các lân tộc ít người chủ yếu sống tập trung ở

A. đồng bằng và trung du.               B. miền núi và trung du.

C. trung du và ven biển.                  D. đồng bằng và ven biển.

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TỰ HỌC

1C 2B 3B 4A 5B

Nguồn website giaibai5s.com

Địa lí dân cư-Bài 1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Đánh giá bài viết