Câu 1. Hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vi

  1. không thiện chí.
  2. có lỗi. 
  3. trái với các quan hệ xã hội.
  4. trái pháp luật.

Câu 2. Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức?

  1. Pháp luật bắt buộc đối với một số người.
  2. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.
  3. Pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội.
  4. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em. 

Câu 3. Dấu hiệu nào dưới đây không phải là dấu hiệu vi phạm pháp luật? 

  1. Không thích hợp
  2. Lỗi.
  3. Trái pháp luật.
  4. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. 

Câu 4. Cạnh tranh xuất hiện trong nền kinh tế nào dưới đây? 

  1. Kinh tế tự nhiên.
  2. Kinh tế tự cung, tự cấp. 
  3. Kinh tế hàng hoá.
  4. Kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Câu 5. Luật Giao thông đường bộ quy định tất cả người tham gia giao thông phải chấp hành chỉ dẫn của đèn tín hiệu giao thông, là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

  1. Tính phổ biến.
  2. Tính xã hội.
  3. Tính cộng đồng.
  4. Tính quy phạm phổ biến. 

Câu 6. Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

  1. Trách nhiệm hành chính.
  2. Trách nhiệm dân sự. 
  3. Trách nhiệm xã hội.
  4. Trách nhiệm kỉ luật.

Câu 7. Hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động là

  1. người lao động.
  2. tư liệu lao động.
  3. tư liệu sản xuất.
  4. nguyên liệu. 

Câu 8. Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm là nội dung của nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? 

  1. Bình đẳng.
  2. Phổ thông
  3. Bỏ phiếu kín.
  4. Trực tiếp.

Câu 9. Giá cả hàng hoá bao giờ cũng vận động xoay quanh trục .

  1. giá trị trao đổi của hàng hoá.
  2. giá trị hàng hoá.
  3. giá trị sử dụng của hàng hoá.
  4. thời gian lao động cá biệt.

Câu 10. Nếu không trúng tuyển vào đại học công lập, công dân có thể thực hiện quyền học tập thường xuyên, học suốt đời của mình bằng cách nào dưới đây? 

  1. Học ở trường tư thục.
  2. Học ở hệ tại chức.
  3. Học ở hệ từ xa.
  4. Học ở các loại trường khác nhau. 

Câu 11. Một trong những nội dung của quyền tự do kinh doanh của công dân là:

  1. Công dân được tự do kinh doanh bất cứ mặt hàng nào. 
  2. Công dân được kinh doanh ở bất cứ nơi nào. 
  3. Mọi công dân đều có quyền thành lập doanh nghiệp.
  4. Công dân có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền hoạt động kinh doanh.

Câu 12. Theo Luật Doanh nghiệp, trường hợp nào dưới đây không được thành lập và quản lý doanh nghiệp?

  1. Cán bộ, công chức nhà nước.
  2. Người đang không có việc làm.
  3. Nhân viên doanh nghiệp tư nhân.
  4. Sinh viên.

Câu 13. Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đó điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức?

  1. Pháp luật bắt buộc đối với một số người.
  2. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.
  3. Pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội.
  4. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em. 

Câu 14. Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước là hành vi vi phạm ,  

  1. hành chính.
  2. dân sự.
  3. kỉ luật.
  4. quan hệ xã hội.

Câu 15. Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

  1. Trách nhiệm hành chính.
  2. Trách nhiệm dân sự.
  3. Trách nhiệm xã hội.
  4. Trách nhiệm kỉ luật.

Câu 16. Công dân tham gia góp ý kiến với Nhà nước về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước là thực hiện 

  1. tham gia quản lí nhà nước và xã hội. 
  2. quyền tham gia ban hành chính sách kinh tế, xã hội. 
  3. quyền xây dựng bộ máy nhà nước. 
  4. quyền tự do ngôn luận.

Câu 17. Cơ sở căn bản của giá cả trên thị trường là

  1. quan hệ cung – cầu.
  2. giá trị hàng hoá.
  3. giá trị sử dụng của hàng hoá.
  4. thị hiếu, mốt thời trang.

Câu 18. Ở nước ta, bao giờ cũng có người dân tộc thiểu số đại diện cho quyền lợi của các dân tộc ít người tham gia làm đại biểu Quốc hội. Điều này thể hiện

  1. bình đẳng giữa các vùng miền.
  2. bình đẳng giữa nhân dân miền núi và miền xuôi.
  3. bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị.
  4. bình đẳng giữa các thành phần dân cư.

Câu 19. Hành vi nào dưới đây xâm phạm đến sức khoẻ của người khác?

  1. Đánh người gây thương tích. 
  2. Tự tiện bắt người. 
  3. Tự tiện giam giữ người.
  4. Đe doạ đánh người. 

Câu 20. Bắt người trong trường hợp nào dưới đây là đúng pháp luật?

  1. Khi có quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.
  2. Khi có nghi ngờ người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm.
  3. Khi có nghi ngờ người đó vừa mới thực hiện tội phạm.
  4. Khi công an cần thu thập chứng cứ từ người đó.

Câu 21. Khi bầu cử, mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau là thể hiện nguyên tắc bầu cử

  1. bình đẳng.
  2. phổ thông.
  3. công bằng.
  4. dân chủ. 

Câu 22. Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào dưới đây?

  1. Phát hiện một ổ cờ bạc. 
  2. Phát hiện người buôn bán động vật quý hiếm. 
  3. Phát hiện người lấy cắp tài sản của cơ quan.
  4. Không đồng ý với quyết định kỷ luật của Giám đốc cơ quan.

 Câu 23. Công dân có quyền tố cáo trong trường hợp nào dưới đây?

  1. Thấy có nhóm người khai thác gỗ trái phép. 
  2. Bị cơ quan quản lý thị trường xử phạt quá mức. 
  3. Không đồng ý với quyết định xử phạt của cơ quan thuế. 
  4. Phản đối hành vi thiếu dân chủ trong cuộc họp của lãnh đạo.

Câu 24. Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện tại các hội nghị toàn thể nhân dân hoặc chủ hộ gia đình về các chủ trương và mức đóng góp bằng cách 

  1. tự do phát biểu ý kiến. 
  2. không đồng tình với quyết định của chính quyền. 
  3. biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.
  4. không có biểu hiện gì. 

Câu 25. Trong trường hợp nào dưới đây thì được xem tin nhắn trên điện thoại của bạn thân?

  1. Đã là bạn thân thì có thể tự ý xem.
  2. Chỉ được xem nếu bạn đồng ý.
  3. Được xem khi bố mẹ của bạn đồng ý.
  4. Bạn đã đồng ý thì mình có thể xem hết cả các tin nhắn khác.

Câu 26. Q đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, bị Cảnh sát giao thông xử phạt tiền. Q phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

  1. Kỉ luật.
  2. Hành chính.
  3. Hình sự.
  4. Dân sự.

Câu 27. Trên cơ sở quyền tự do kinh doanh của công dân, ông M đã gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị được thành lập doanh nghiệp tư nhân. Ông M đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

  1. Tuân thủ pháp luật.
  2. Thi hành pháp luật.
  3. Sử dụng pháp luật. 
  4. Áp dụng pháp luật.

Câu 28. K – 16 tuổi, bị Công an bắt khi đang vận chuyển trái phép ma tuý. Cơ quan Công an kết luận K đã vi phạm pháp luật về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý. K có phải chịu trách nhiệm pháp lý không? Vì sao?

  1. Không, vì K đang tuổi vị thành niên.
  2. Không, vì K chỉ vận chuyển hộ người khác.
  3. Có, vì K đã đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí.
  4. Có, vì K phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. 

Câu 29. Hai sinh viên L và M là cùng thuê chung nhà ở của ông N. Do chậm trả tiền thuê nhà nên ông N đã yêu cầu hai bạn ra khỏi nhà, nhưng L và M không đồng vậy, ông N khoá trái cửa nhà lại. Hành vi của ông N đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân? 

  1. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. 
  2. Được bảo hộ về sức khoẻ. 
  3. Bất khả xâm phạm về thân thể 
  4. Được đảm bảo an toàn thân thể.

Câu 30. Trường của N tổ chức lấy ý kiến của học sinh góp ý để xây dựng trường, lớp mình. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

  1. Học sinh không có quyền góp ý xây dựng trường, lớp.
  2. Quyền tự do ngôn luận không bao gồm quyền góp ý này.
  3. Góp ý kiến xây dựng trường, lớp là quyền tự do ngôn luận của học sinh.
  4. Học sinh không cần góp ý.

Câu 31. Vì mâu thuẫn với nhau, N đã tung tin nói xấu về M lên Facebook. Hành vi này của N vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

  1. Quyền bí mật đời tư. 
  2. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín. 
  3. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
  4. Quyền được bảo đảm an toàn Facebook.

Câu 32. Chị D thuê căn phòng của bà B. Một lần chị D không có nhà, bà B đã mở khoá phòng để vào kiểm tra, vì bà cho rằng nhà của bà thì bà có quyền vào bất cứ khi nào. Vậy, hành vi của bà B đã xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?

  1. Quyền được bảo vệ về chỗ ở.
  2. Quyền được bí mật về chỗ ở.
  3. Quyền được pháp luật bảo hộ về bí mật đời tư.
  4. Quyết bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 33. Trong đợt bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, ông P đến gần một số người và đề nghị họ không bỏ phiếu cho những người mà ông không thích. Hành vi của ông P vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

  1. Bỏ phiếu kín.
  2. Phổ thông.
  3. Trực tiếp.
  4. Bình đẳng.

Câu 34. L 14 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng cơm gần nhà M 15 tuổi. Chứng kiến cảnh L bị chủ nhà mắng chửi, đánh đập, M rất thương L nhưng không biết làm sao. Theo em, M có quyền tố cáo với cơ quan công an không? Vì sao? 

  1. Không, vì trẻ em không có quyền tố cáo.
  2. Có, vì học sinh đủ 15 tuổi là có quyền tố cáo. 
  3. Không, vì tố cáo là điều không có lợi cho trẻ em.
  4. Có, vì tố cáo là quyền của mọi công dân. 

Câu 35. Sau hai năm tìm tòi, nghiên cứu, anh A là kĩ sư nhà máy đã tạo ra sáng kiến hợp lí hoá quy trình sản xuất, đưa năng suất lao động cao hơn trước. Anh A đã thực hiện quyền nào dưới đây của mình?

  1. Quyền học tập.
  2. Quyền được phát triển.
  3. Quyền sáng tạo.
  4. Quyền lao động.

Câu 36. Quy chế tuyển sinh đại học quy định những học sinh đoạt giải trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường đại học là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân? 

  1. Quyền được khuyến khích. 
  2. Quyền học tập. 
  3. Quyền được phát triển.
  4. Quyền được ưu tiên.

Câu 37. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, anh H xin mở cửa hàng kinh doanh hàng may mặc. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? 

  1. Anh H chưa đủ điều kiện xin mở cửa hàng vì chưa đủ 20 tuổi. 
  2. Anh H đã có thể mở cửa hàng mà không cần đăng kí. 
  3. Anh H đã có đủ điều kiện đăng kí mở cửa hàng kinh doanh.
  4. Anh H cần học xong đại học mới được kinh doanh. 

Câu 38. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, chị H định xin mở ngay cửa hàng bán thuốc tân dược. Theo em, chị H có quyền mở cửa hàng này không? 

  1. Chị H không có quyền mở cửa hàng, vì chưa có bằng tốt nghiệp đại học.
  2. B. Chị H không được phép mở cửa hàng, vì không đủ vốn đăng kí. 
  3. Chị H không được mở cửa hàng, vì chưa có bằng tốt nghiệp Trung cấp Y Dược.
  4. Chị H được phép mở cửa hàng, vì đây là quyền tự do kinh doanh của công dân. 

Câu 39. Trong giờ làm việc, anh P là cán bộ văn phòng không có mặt ở cơ quan và không ai biết anh ở đâu. Vì cần phải có công văn để Giám đốc Công ty kí ngay, anh Q đã tìm trên bàn làm việc của anh P và thấy công văn đã được soạn thảo, anh Q mang công văn đến phòng Giám đốc trình kí. Biết chuyện, anh H là nhân viên cùng phòng đã dùng lời lẽ không hay để nói với anh Q. Những ai dưới đây vi phạm kỉ luật?

  1. Anh P và anh H.
  2. Anh P và anh Q.
  3. Anh P, anh Q và anh H.
  4. Anh H và anh Q. 

Câu 40. Bắt được anh Q lấy trộm xe đạp, anh V đã trói rồi giải anh Q đi khắp xã để bêu xấu. Anh P là anh trai của anh Q đã yêu cầu anh V thả anh Q và doạ sẽ nói chuyện bí mật của anh V cho mọi người cùng biết. Anh L là người làng khác đã ghi hình toàn bộ sự việc rồi đưa lên mạng xã hội khiến gia đình anh Q rất ngượng với mọi người. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân? 

  1. Anh Q và anh V.
  2. Anh V, anh Q và anh L. 
  3. Anh V, anh P và anh L.
  4.  D, Anh V anh L.

Nguồn website giaibai5s.com

Đề trắc nghiệm luyện thi THPT quốc gia năm 2021 Khoa học xã hội Tập 1 – Đề số 7 môn Giáo dục công dân
Đánh giá bài viết