BÀI LÀM 

Là con người chắc hẳn ai cũng rất căm ghét chiến tranh. Bởi chiến tranh đã làm cho bao gia đình chia lìa, những người mẹ xa con, vợ xa chồng, con xa ba. Và nhân vật bé Thu trong “Chiếc lược ngà” cũng đã phải xa ba vì chiến tranh khốc liệt. Bé Thu là một cô bé đáng thương, để lại trong ta nhiều cảm xúc.

Suốt tám năm trời Thu không được một lần gặp ba, không được nhận một cử chỉ, nét mặt âu yếm nào từ ba. Em chỉ biết mặt ba qua tấm hình của mẹ. Chiến tranh đã li tán gia đình Thu, làm cho khi gặp lại ba, em không hề nhận ra ba của mình. Càng thương Thu bao nhiêu, chúng ta càng căm ghét chiến tranh bấy nhiêu. Chiến tranh đã cướp đi mất tình phụ tử thiêng liêng, cao đẹp.

Thu thương cha như thế. Ta tưởng chừng như khi được gặp cha, nó sẽ bồi hồi, sung sướng, sà vào vòng tay của ba nó nũng nịu với tình cảm mãnh liệt hơn bao giờ hết. Nhưng không Thu đã làm cho người đọc phải bất ngờ qua hành động quyết liệt không chịu nhận ông Sáu là ba. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng… khi ông Sáu đến gần, lặp đi lặp lại ba đây côn! Nó lạ quá, mặt bỗng tái đi, chớp chớp mắt nhìn người đàn ông thứ hai (vẫn im lặng) như muốn hỏi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: Má! Má!

Đáp lại sự vồ vập của người cha, bé Thu lại tỏ ra ngờ vực, lảng tránh. Ông Sáu càng muốn gần con thì đứa con lại càng tỏ ra lạnh nhạt, xa cách. Trong hai ngày đêm tiếp theo, mặc kệ những lời nói, cử chỉ âu yếm, làm thân, vỗ về tình cảm của ông Sáu, bé Thu một mực thờ ơ, lạnh lùng đến mức bướng bỉnh, ngang ngạnh bất cần…. Ông càng chiều thương, nó càng lảng tránh. Nó không chịu cất lên tiếng gọi “ba” mà ba nó từng mong mỏi. Nói vẫn hành động theo sự bướng bỉnh, bất cần – tự mình làm lấy công việc nguy hiểm và quá sức. Nghĩa là nó không chịu nhượng bộ. Khi bị ông Sáu tức giận đánh một cái thì nó bỏ về nhà bà ngoại, khi xuống xuống còn cố ý khua dây cột xuống kêu rổn rảng thật to.

Nhưng việc Thu không nhận ông Sáu là cha có nguyên nhân của nó. Bởi vì ông Sáu có vết thẹo dài trên má. với suy nghĩ của một đứa trẻ hồn nhiên và đáng yêu, em luôn mường tượng ra người cha của nó đẹp như trong ảnh chụp chung với má. Trong sâu thẳm tâm hồn Thu, em rất yêu cha vì vậy nên nó không muốn người nào khác thế chỗ của ba mình. Nó muốn giữ mãi hình ảnh người cha đẹp đẽ của nó. Hiểu như vậy, ta thấy sự ương ngạnh của bé Thu hoàn toàn không đáng trách mà còn có phần đáng yêu. Đó là phản ứng tâm lí hoàn toàn tự nhiên của một đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ. Phản ứng tâm lí của em là hoàn toàn tự nhiên, nó còn chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba. Chính cái thái độ quyết liệt ngang ngạnh đó lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cảm người con dành cho cha – người trong tấm hình chụp chung với má em.một tình yêu chân thực, sâu sắc và mãnh liệt.

Trong buổi sáng cuối cùng, trước giờ ông Sáu phải đi xa thì thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn: lẳng lặng đứng quan sát chờ đợi ba, đến phút chót cất tiếng gọi “ba” – tiếng kêu như tiếng xé, xé sự im lặng và ruột gan mọi người. 

Nó chạy tót lên, hai tay ôm chầm lấy ba và không cho ba đi. Trong giây phút nhận ra cha, mọi cảm xúc được dồn nén. Giờ đây cô mới nhận ra người cha mình thật đẹp đẽ và là người anh hùng. Cô bé không chỉ yêu thương cha mà còn tự hào về cha. Chứng kiến những biểu hiện tình cảm ấy trong cảnh ngộ cha con ông Sáu phải chia tay, có người không cầm được nước mắt và người kể chuyện thì cảm thấy như có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình.

Qua đoạn trích, Thu là cô bé có tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ nhưng cũng dứt khoát, rạch ròi. Ở Thu còn có nét cá tính là sự cứng cỏi đến mức tưởng như ương ngạnh, nhưng Thu vẫn là một đứa trẻ với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ.

Nguồn website giaibai5s.com

Bài 61: Suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng
Đánh giá bài viết