Câu 1. Phát triển kinh tế là

  1. sự tăng lên về số lượng và chất lượng sản phẩm. 
  2. sự tăng trưởng kinh tế gắn với nâng cao chất lượng cuộc sống. 
  3. sự tăng trưởng kinh tế bền vững, cơ cấu kinh tế hợp lí. 
  4. sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội. 

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không nói về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?

  1. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. 
  2. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp vào quỹ từ thiện. 
  3. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng thuế.
  4. Công dân bình đẳng về quyền bầu cử. 

Câu 3. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc nào dưới đây? 

  1. quản lý nhà nước. 
  2. an toàn lao động. 
  3. kí kết hợp đồng.
  4. công vụ nhà nước. 

Câu 4. Tự tiện bắt và giam giữ người trái pháp luật là hành vi xâm phạm vi

  1. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. 
  2. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân. 
  3. tự do cá nhân của công dân. 
  4. quyền tự do đi lại của công dân. 

Câu 5. Ai dưới đây có quyền ra lệnh bắt người khi có căn cứ cho rằng một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng? 

  1. Cơ quan công an các cấp. 
  2. Những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 
  3. Cơ quan thanh tra các cấp. 
  4. Những người có thẩm quyền thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp. 

Câu 6. Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là

  1. phổ biến, rộng rãi, chính xác. 
  2. dân chủ, công bằng, tiến bộ, văn minh. 
  3. khẩn trương, công khai, minh bạch.
  4. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. 

Câu 7. Một trong các nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia 

  1. thảo luận các công việc chung của đất nước. 
  2. xây dựng văn bản pháp luật về chính trị, kinh tế. 
  3. phê phán cơ quan nhà nước trên Facebook.
  4. giữ gìn an ninh, trật tự xã hội. 

Câu 8. Yếu tố quyết định đến giá cả hàng hoá là 

  1. giá trị sử dụng của hàng hoá.
  2. giá trị của hàng hoá. 
  3. nhu cầu của người tiêu dùng.
  4. hình thức của hàng hoá. 

Câu 9. Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây?

  1. Trừng trị nghiêm khắc nhất đối với người vi phạm pháp luật. 
  2. Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.
  3. Xác định được người xấu và người tốt. 
  4. Cách li người vi phạm với những người xung quanh.

Câu 10. Hành vi nào dưới đây là xâm phạm đến sức khoẻ của người khác?

  1. Đánh người gây thương tích. 
  2. Tự tiện bắt người. 
  3. Tự tiện giam giữ người.
  4. Đe doạ đánh người. 

Câu 11. Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là

  1. giành uy tín tuyệt đối cho doanh nghiệp. 
  2. giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác. 
  3. giành hàng hoá tốt nhất về mình.
  4. sản xuất được những hàng hoá tốt nhất. 

Câu 12. Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện 

  1. quyền bình đẳng giữa các dân tộc. 
  2. quyền bình đẳng giữa các công dân. .
  3. quyền bình đẳng giữa các vùng, miền. 
  4. quyền bình đẳng trong công việc chung của Nhà nước.

Câu 13. Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách

  1. phát biểu xây dựng trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học. 
  2. phát biểu ở bất cứ nơi nào. 
  3. phê phán cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trên Facebook. 
  4. gửi đơn tố cáo cán bộ, công chức đến các cơ quan có thẩm quyền. .

Câu 14. Công dân Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu cử 

  1. Đủ 18 tuổi trở lên.
  2. Đủ 18 tuổi trở lên. 
  3. Đủ 20 tuổi trở lên. 
  4. Đủ 21 tuổi trở lên. 

Câu 15. Quyền tố cáo là quyền của 

  1. mọi công dân, tổ chức.
  2. mọi công dân. 
  3. mọi cơ quan, tổ chức.
  4. những người có thẩm quyền. 

Câu 16. Nếu là người bán hàng trên thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào dưới đây? 

  1. Cung = cầu.
  2. Cung – cầu. 
  3. Cung – cầu.
  4. Cung – cầu. 

Câu 17. Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng 

  1. chủ trương của Nhà nước
  2. chính sách của Nhà nước. 
  3. uy tín của Nhà nước.
  4. quyền lực nhà nước. 

Câu 18. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo, là thể hiện một trong những đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? 

  1. Tính quy phạm phổ biến.
  2. Tính quyền lực, bắt buộc chung. 
  3. Tính nhân dân.
  4. Tính nghiêm túc. 

Câu 19. Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật thì phải chịu trách nhiệm

  1. dân sự
  2. tinh thần. 
  3. kỉ luật.
  4. hành chính. 

Câu 20. Công dân có quyền học ở các cấp bậc học, từ Tiểu học đến Đại học và Sau Đại học theo quy định của pháp luật là thể hiện

  1. quyền học tập không hạn chế. 
  2. quyền học tập thường xuyên.
  3. quyền học tập ở nhiều bậc học.
  4. quyền học tập theo sở thích. 

Câu 21. Pháp luật quy định những mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào

  1. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp. 
  2. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh. 
  3. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. 
  4. chủ trương kinh doanh của doanh nghiệp

Câu 22. Công ty sản xuất gạch men X không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên đã bị Cảnh sát môi trường lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Hành vi xử phạt của Cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? 

  1. Thi hành pháp luật.
  2. Cưỡng chế pháp luật. 
  3. Áp dụng pháp luật.
  4. Bảo đảm pháp luật. 

Câu 23. M đi xe vượt đèn đỏ, bị Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt tiền. M phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

  1. Hình sự.
  2. Dân sự. 
  3. Kỉ luật.
  4. Hành chính. 

Câu 24. Ông Đ đi xe máy ngược chiều trên đường, đâm vào một người đi đúng đường làm người này bị thương phải vào viện điều trị. Ông Đ bị xử phạt vi phạm hành chính và phải bồi thường cho người bị thương. Ông Đ phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? 

  1. Hình sự và hành chính.
  2. Kỉ luật và dân sự. 
  3. Hành chính và dân sự.
  4. Hành chính và kỉ luật. 

Câu 25. Một hôm, trên đường đi ở Hà Nội, xe của Bác Hồ đang đi bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Xe của Bác như các xe khác đều dừng lại cả, đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu Công an giao thông bật đèn xanh để xe Bác đi. Nhưng Bác đã ngăn lại rồi bảo: “Các chú không được làm như thế… không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình”. Lời nói của Bác Hồ thể hiện điều gì dưới đây? 

  1. Không ai được ưu tiên. 
  2. Không nên làm phiền người khác. 
  3. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. .
  4. Công dân bình đẳng về trách nhiệm. 

Câu 26. H không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện nên đã bị Cảnh sát giao thông xử phạt. H đã có hành vi vi phạm nào dưới đây? 

  1. Vi phạm trật tự, an toàn xã hội. 
  2. Vi phạm nội quy trường học. 
  3. Vi phạm hành chính.
  4. Vi phạm kỉ luật. 

Câu 27. Biết C và D yêu nhau, H đã tìm cách đọc trộm tin nhắn của D rồi kể cho một số bạn trong lớp nghe làm D rất bực mình. H đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của D? 

  1. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. 
  2. Quyền bí mật thông tin cá nhân. 
  3. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. 
  4. Quyền tự do yêu đương.

Câu 28. Do mâu thuẫn với nhau nên C đã bịa đặt tung tin xấu về D trên facebook. Việc làm của C đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của D?

  1. Quyền bảo vệ bí mật đời tư của cá nhân. 
  2. Quyền tự do cá nhân. 
  3. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
  4. Quyền được bảo đảm bí mật thư tín, điện tín. 

Câu 29. Chị N và anh M thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng bố chị N là ông K không đồng ý và đã cản trở hai người vì chị N theo đạo A, còn anh M lại theo đạo B. Hành vi của ông K là biểu hiện 

  1. lạm dụng quyền hạn. 
  2. không thiện chí với tôn giáo khác. 
  3. phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo.
  4. không xây dựng. 

Câu 30. Nghi ngờ cháu B lấy trộm điện thoại di động của mình, ông C đã nhốt cháu trong nhà mình suốt 2 giờ để buộc cháu B phải khai nhận. Hành vi của ông C đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân? 

  1. Quyền được an toàn thân thể. 
  2. Quyền được bảo đảm an toàn sức khoẻ. 
  3. Quyền tự do cá nhân.
  4. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. 

Câu 31. Biết C và D yêu nhau, H đã tìm cách đọc trộm tin nhắn của D rồi kể cho một số bạn trong lớp nghe làm D rất bực mình. H đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của D? 

  1. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
  2. Quyền bí mật thông tin cá nhân.
  3. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
  4. Quyền tự do yêu đương. 

Câu 32. Nếu một người tung tin bịa đặt nói xấu mình, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào dưới đây mà em cho là đúng pháp luật? 

  1. Coi như không biết gì.
  2. Mắng cho một trận để hả giận. 
  3. Không chơi với người đó nữa.
  4. Khuyên bảo để người đó không có hành vi như vậy nữa. 

Câu 33. Cho rằng Quyết định của Giám đốc Công ty kỉ luật chị D với hình thức “Chuyển công tác khác” là sai, chị D làm đơn khiếu nại quyết định này. Chị D có thể gửi đơn khiếu nại đến ai dưới đây?

  1. Cơ quan cấp trên của Công ty.
  2. Cơ quan công an. 
  3. Giám đốc Công ty.
  4. Tổ chức Đảng của Công ty.

Câu 34. Là học sinh giỏi, H được đặc cách vào học ở trường Chuyên của tỉnh. H đã được hưởng quyền gì dưới đây của công dân? 

  1. Quyền học suốt đời. 
  2. Quyền học thường xuyên 
  3. Quyền ưu tiên trong lựa chọn nơi học tập. 
  4. Quyền được phát triển của công dân. 

Câu 35. Trước khi được ban hành, Hiến pháp năm 2013 đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến trong nhân dân. Việc nhân dân tham gia góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp năm 2013 là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? 

  1. Quyền tự do ngôn luận. 
  2. Quyền tự do dân chủ. 
  3. Quyền tham gia xây dựng đất nước.
  4. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. 

Câu 36. Thấy trong khu dân cư của mình có lò giết mổ gia cầm gây ô nhiễm môi trường, nhân dân trong khu dân cư cần lựa chọn cách xử sự nào dưới đây để thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội trên địa bàn dân cư mình? 

  1. Yêu cầu lò giết mổ gia cầm ngừng hoạt động. 
  2. Đòi lò giết mổ gia cầm bồi thường vì để ô nhiễm. 
  3. Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân phường để ngừng hoạt động của cơ sở này.
  4. Đe dọa những người làm việc trong lò giết mổ gia cầm. 

Câu 37. L không đủ điểm xét tuyển nên không được vào học ở trường đại học. Nhưng L vẫn có quyền học tập. Vậy L có thể tiếp tục thực hiện quyền học tập như thế nào dưới đây? 

  1. Có thể học bất cứ ngành nào. 
  2. Có thể học ở bất cứ cơ sở giáo dục nào mà mình muốn.
  3. Có thể tiếp tục học theo các hình thức khác nhau.
  4. Có thể học không hạn chế. 

Câu 38. H và T phát hiện thấy một nhóm người đang cưa trộm gỗ trong vườn quốc gia, H và T cần làm gì và thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? 

  1. Báo ngay cho cơ quan kiểm lâm, thực hiện quyền khiếu nại của công dân. 
  2. Báo ngay cho cơ quan kiểm lâm, thực hiện quyền tố cáo của công dân.
  3. Báo ngay cho các chú công an, thực hiện quyền tố cáo của công dân.
  4. Báo ngày cho ông Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện. 

Câu 39. Do sử dụng điện thoại khi đang lái xe mô tô nên anh H đã va chạm với xe đạp điện do chị C điều khiển đi ngược đường một chiều khiến chị C xây xát nhẹ. “Thấy anh H định bỏ đi, anh T là người chứng kiến sự việc đã đánh anh H. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính? 

  1. Anh H, chị C và anh T.
  2. Anh T và chị C. 
  3. Anh T và anh H.
  4. Anh H và chị C.  

Câu 40. Biết bố mẹ khai man thuế thu nhập của công ty gia đình, L chán nản nên thường xuyên đến các vũ trường để giải khuây. Tại đây L đã bị N dụ dỗ uống rượu say và ép quan hệ tình dục. Biết chuyện, mẹ của L đã chửi mắng N thậm tệ. Trong trường hợp này, hành vi của người nào dưới đây cần bị tố cáo? 

  1. L và N.
  2. Bố mẹ L, L và N. 
  3. Bố mẹ L và N.
  4. N.

Nguồn website giaibai5s.com

Đề trắc nghiệm luyện thi THPT quốc gia năm 2021 Khoa học xã hội Tập 1 – Đề số 3 môn Giáo dục công dân
Đánh giá bài viết