BÀI LÀM

Văn minh thờ cúng ông bà, chết vinh hơn sống nhục. Đó là cuộc chiến đấu chống lại quân xâm lược mang tinh thần tự giác nào đợi ai đòi ai bắt và chỉ vì mến nghĩa dù biết rằng mình không được trang bị đầy đủ. Thế nhưng, Nguyễn Đình Chiểu đã nâng tình yêu nước ấy lên một tầm cao khi khẳng định sự tiếp tục chiến đấu chống giặc ngoại xâm với tinh thần bền bỉ: Sống đánh giặc, thác cung đánh giặc. 

Hình ảnh họ hiện lên với vẻ mộc mạc, giản dị nhưng không kém chất anh hùng. Họ đi vào cuộc chiến đấu với những gì bình thường nhất đã gắn bó với họ trong sự côi cút làm ăn như: manh áo vải, ngọn tầm vông, rơm con cúi, lưỡi dao phay. Họ đã ra trận với những trang bị đơn sơ như vậy làm cho người đọc phải ái ngại, cảm thương để rồi thêm khâm phục bởi sự anh dùng và tấm lòng mến nghĩa khó ai bì, bởi tư thế hiên ngang, coi thường khó khăn thiếu thốn: nào đợi tập rèn, không chờ bày bố,… Hình ảnh của người nông dân nghĩa sĩ hiện lên thật chân chất, không chút lí tưởng hoá đã lay động lòng người đọc.

Trong trận cộng dồn, hình ảnh của họ hiện lên là những người anh hùng dây khí thế tấn công qua hệ thống từ ngữ: đánh, đốt, chén, đạp, xô, hè, ó,… bằng các biện pháp đối từ ngữ: xô cửa, xông vào, đâm ngang, chém ngược,…; bằng biện pháp đối ý: ta với manh áo vải, ngọn tầm vông còn dịch với đạn nhỏ, đạn to, tàu sắt, tàu đồng,…

Trên cái nền chiến trận khẩn trương, quyết liệt, sôi động, người nông dân nghĩa sĩ đã coi giặc cũng như không, liều mình như chẳng có. Khí thế của họ hừng hực, đầy ý chí quyết thắng, không quản ngại hi sinh.

ĐỀ 89: Phân tích vẻ đẹp của người nông dân nghĩa sĩ trong trận nghĩa đánh Tây.
Đánh giá bài viết