ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN: LUẬN ĐIỂM, LUẬN CỨ VÀ LẬP LUẬN 1. Luận điểm
Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn nghị luận.
Về hình thức, luận điểm thường được nêu khái quát bằng một câu văn ở | dạng khẳng định (hay phủ định); có cấu trúc chặt chẽ, ngắn gọn; được diễn tả rõ ràng, dễ hiểu nhất.
Về ý nghĩa, luận điểm là linh hồn của bài văn, đóng vai trò liên kết, thống nhất các đoạn văn thành một khối.
Muốn bài văn có sức thuyết phục, luận điểm được nêu phải đảm bảo tính chân thật, đúng đắn, đáp ứng nhu cầu thực tế.
Văn bản: Chống nạn thất học là một khẩu hiệu. Luận điểm đó được trình bày đầy đủ ở câu: “Mọi người Việt Nam… trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ”. Cụ thể hoá thành việc làm là những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ và những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết. Phụ nữ lại càng cần phải học. Như thế tức là chống nạn thất học là một công việc phải làm ngay.
Luận điểm được thể hiện trong nhan đề, dưới dạng các câu khẳng định nhiệm vụ chung luận điểm chính), nhiệm vụ cụ thể (luận điểm phụ) trong bài văn. 2. Luận cứ
Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm Một luận điểm có thể có một hoặc nhiều luận cứ. .
Xét về cấp độ, luận cứ nhỏ hơn luận điểm. Xét về vai trò, luận cứ là những căn cứ (bao gồm lí lẽ, dẫn chứng) được nêu ra để làm rõ nội dung của luận điểm.
– Lí lẽ và dẫn chứng phải đầy đủ, chặt chẽ, phong phú, tiêu biểu, chính xác. – Lí lẽ và dẫn chứng trong bài là:
a. Do chính sách ngu dân của thực dân Pháp làm cho hầu hết người dân Việt Nam mù chữ, nước Việt Nam không tiến bộ được. | b. Nay nước độc lập rồi, muốn tiến bộ thì phải cấp tốc nâng cao dân trí để xây dựng đất nước. Với hai lí do đó, tác giả đề ra nhiệm vụ: Mọi người Việt Nam phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ, tức là chống nạn thất học.
Luận cứ đã làm cho tư tưởng bài viết có sức thuyết phục. Người ta thấy chống nạn thất học là cần kíp và đó là việc có thể làm được. 3. Lập luận
Là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho luận cứ trở thành những căn cứ chắc chắn để làm rõ luận điểm, hướng người đọc, người nghe đến kết luận hay quan điểm mà người biết, người nói muốn đạt tới.
giaibai5s.com
Lập luận càng chặt chẽ, hợp lí thì sức thuyết của văn bản càng cao. Trình tự lập luận văn bản Chống nạn thất học:
– Nêu lí lẽ, dẫn chứng (Pháp thực hiện chính sách ngu dân nên nhân dân Việt Nam bị thất học. Nay độc lập, muốn tiến bộ thì phải cấp tốc nâng cao dân trí).
– Nêu cách chống nạn thất học: Những người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ.
II. LUYỆN TẬP
Đọc lại văn bản Cần tạo ra thái quen tốt trong đời sống xã hội, ta có nhận xét:
– Mở đầu, tác giả nêu lên luận điểm: “Có thói quen tốt và thói quen cấu… Nhưng đã thành thói quen thì khó sửa”.
– Tiếp đó, tác giả nêu ra luận cứ qua lí lẽ và dẫn chứng: “Thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày … ăn chuối vứt toẹt ngay cái bỏ ra cửa. … Tệ hại hơn, có người có cái cốc cỡ, cái chai cỡ cũng tiện tay ném ra đường”.
– Cuối cùng tác giả nêu ra lập luận: “Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội”.
Bài văn có sức thuyết phục mạnh mẽ vì luận điểm mà tác giả nêu lên rất phù hợp với cuộc sống hiện nay.
Bài 19: Đặc điểm của văn bản nghị luận – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
1.9 (38.84%) 86 votes