I. Yêu cầu

– Chọn một cảnh đẹp của quê hương để viết bài văn biểu cảm. (có thể là một di tích lịch sử, dòng sông, dãy núi, cánh đồng, cây đa bến nước, …)

– Qua bài văn, bộc lộ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với quê hương. Đồng thời khơi gợi được sự đồng cảm của người đọc.

– Biết cách lập ý và diễn tả cảm xúc một cách tự nhiên.

II. Gợi ý

– Nên chọn một cảnh gần gũi, thân quen như dòng sông, cánh đồng, con đường,… hoặc danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà mình hiểu, có rung cảm.

– Trước khi làm bài, cần quan sát để nhận ra nét đặc biệt của cảnh, cần đọc các bài viết về cảnh, hoặc hỏi người lớn để biết những điều có liên quan đến cảnh, từ đó có những suy ngẫm riêng.

– Nên vận dụng các cách biểu cảm trực tiếp, gián tiếp.

– Có thể lập ý bằng cách hồi tưởng quá khứ, suy ngẫm tương lai,…

III. Lập dàn ý

A. MỞ BÀI

– Giới thiệu cảnh đẹp và cảm nghĩ chung về cảnh.

– Chú ý chọn thời gian, thời tiết, hoặc một tình huống dễ gợi cảm xúc để bài viết tự nhiên.

B.THÂN BÀI

(Có thể lập ý theo cách : hiện tại – hồi tưởng quá khứ – hướng về tương lai).

1. Cảm xúc về cảnh trong hiện tại

– Kết hợp miêu tả với biểu cảm, gợi người đọc hình dung toàn cảnh.

– Diễn tả cảm xúc về một vài chi tiết, nét riêng của cảnh.

(Cảm xúc chủ đạo ở phần này là yêu thích cảnh.)

2. Hồi tưởng quá khứ

– Có thể dựa vào sự hiểu biết lịch sử, địa lí,… để tưởng tượng một vài sự việc lịch sử có liên quan đến cảnh như chiến công chống ngoại xâm, công cuộc khai phá xây dựng của cha ông để có cảnh đẹp này.

– Có thể gợi nhớ kỉ niệm của riêng mình có liên quan đến cảnh.

– Phần này kết hợp miêu tả – tự sự – biểu cảm

(Cảm xúc chủ đạo ở phần này là tự hào.)

3. Hướng về tương lai

– Dự đoán tương lai, cảnh vật thay đổi thế nào ? Tưởng tượng một số nét thay đổi đó.

– Tình cảm của người với cảnh mãi mãi không thay đổi.

(Cảm xúc chủ đạo ở phần này là tin tưởng.)

C. KẾT BÀI

– Liên tưởng cảnh với quê hương đất nước.

– Từ cảm nghĩ về cảnh, liên tưởng tới cảm nghĩ về quê hương, đất nước.

IV. Bài minh họa – Cảm nghĩ về một danh lam thắng cảnh của Hà Nội

Ngay giữa trung tâm thành phố Hà Nội, người ta có thể dễ dàng tình thấy một cái hồ với diện tích khiêm tốn : hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm. Nói là trung tâm thành phố vì đó là nơi tập trung các yếu tố văn hoá, chính trị quan trọng. Và cũng vì vậy, Hồ Gươm như một trái tim nhỏ bé của thành phố rộng lớn và tấp nập này. Hô cùng tất cả cảnh vật xung quanh là một góc lịch sử của Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Nhắc tới Hồ Gươm, hẳn ai cũng nghĩ tới một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử nhưng với tôi, Hồ Gươm là một điều gì đó thật gắn bó, thân quen, rất bình đi. Cũng bởi lẽ, một phần tuổi thơ đi học của tôi đã không thể thiếu hình bóng cái hồ này. Sáng sáng đến trường, tôi đi qua nửa vòng hồ bên này và chiều về, lại nửa bờ hồ còn lại dẫn lối cho tôi. Vậy đấy, tôi cứ chạy vòng quanh Hồ Gươm, cũng như mọi người khác. Hồ là một cửa ngõ, chào đón những người khách phương xa tới khu phố cổ trao đổi, buôn bán và vẫy chào tạm biệt những cư dân phố cổ rời đi công việc. Sáng, chiều, tối như vậy, ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy ở nơi đó những điều thật thú vị. Sáng sớm, sương mờ mát lạnh bao phủ quanh hồ như một chiếc khăn lụa màu trắng đục. Những hôm sương dày, nhìn sang khung cảnh mờ ảo bên kia hô, có cảm giác như mình đang bồng bềnh trong mơ. Nhưng những hoạt động nhộn nhịp của con người đã làm ấm nóng lên bầu không khí lạnh lẽo ấy. Sớm tinh mơ, người ra đường cũng không vắng. Người ta đi tập thể dục, các bà các mẹ còn tranh thủ ăn sáng hay mua rau quả, quần áo,… Dưới đường, công chức đi làm, học sinh tới trường. Và dường như tất cả đều muốn hít thật sâu bầu không khí trong lành lúc ban mai. Chiều xuống, cảnh vật khác hẳn với ban sáng. Người đi lại tấp nập, đông vui. Xe Cộ chạy tới chạy lui, thi nhau cất những âm thanh đủ loại. Đường phố không lúc nào vắng bóng người. Riêng cây cối, chúng lại thật bình thản mà đùa vui, quấn quýt với làn gió mát dịu. Và lúc này, ta có thể thấy rõ màu xanh tảo của mặt gương – nước hồ. Tôi trên hồ là một buổi tĩnh lặng trong ánh đèn rực rỡ. Khoảng bay, tám giờ, cái không gian ấy còn chưa rõ nét nhưng khi đêm đã thực sự buông xuống, chỉ còn lại những ánh sáng nhấp nháy, cây cối cũng chìm vào giấc ngủ và buông mùi hương thơm ngát. Nước hô lăn tăn gợn sóng. Tưởng chừng những thi sĩ mộng mơ sẽ tốn không biết bao nhiêu lời thơ, ý văn để miêu tả được cái vẻ đẹp kiêu sa, trầm lắng này.

Tưởng cảnh vật, hoạt động ấy cứ lặp đi lặp lại như cuộc sống thường nhật của con người nhưng không, nó thay đổi theo cuộc sống ấy. Bầu trời đêm trên hồ thật rực rỡ, huy hoàng cùng những tia pháo hoa lấp lánh vào thời khắc giao thừa. Những đêm Nô-en quanh hồ, lời ca, tiếng nhạc tưng bừng, rộn rã và sẽ là sôi động khi tràn ngập không gian tiếng reo hò của các cổ động viên bóng đá… Phải chăng cuộc sống bận bịu của người dân thị thành vẫn không thể thiếu được cái hồ nhỏ này ?

Cũng có thể là như vậy ! Nhưng đã là người Hà Nội thì ai cũng phải biết “Sự tích Hồ Gươm”, một câu chuyện truyền thuyết mang đậm bản sắc dân tộc, tinh thần cao thượng và chứa đựng một thời kì lịch sử hào hùng của đất nước. Khách lập phương tới Hà Nội, đầu tiên là dao mát quanh hồ và sau là thăm thú những khu phố cổ san sát. Họ sẽ được dẫn đi qua một chiếc cầu màu đỏ son cong cong hình con tôm vào ngôi đền nhỏ, trong đó ngự một cụ rùa vàng năm trăm năm tuổi. Chiếc cầu và ngôi đền nhỏ nổi tiếng ấy luôn đi đôi với nhau như một cặp song sinh và là hai trong ba đứa con yêu dấu của Hồ Gươm : cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn và xa xa giữa lòng hồ, còn có Tháp Rùa cổ kính rêu phong.

Tất cả những hình ảnh thân quen ấy mãi in đậm trong tâm trí tôi, dù giờ đây, tôi đã phải xa cách chúng, rất xa rồi. Phải chăng bởi hồ đã gắn bó với những kỉ niệm thơ ấu của tôi ? Lại nhớ những lần tôi tha thẩn bên bờ hồ, lơ đễnh ngắt một chiếc lá trong khi ngắm nhìn cành trúc đang buông xoã mái tóc, soi mình dưới làn nước trong xanh. Và còn cây đa chín gốc gồ ghề, khắc khổ nơi cả đám học sinh chúng tôi hay leo trèo ngôi nói chuyện phiếm. Kỉ niệm thật đẹp và êm đềm quá !

Dù không phải là một người say đắm những cảnh thơ mộng nhưng tôi vẫn yêu những gì gắn bó, thân thiết với mình. Tôi thương yêu, nhớ nhung cái hồ nhỏ này như thương yêu, nhớ mong những con người phố cổ, những dãy phố san sát bên nhau, nơi tuổi thơ tôi đã đi qua một cách yên bình và êm dịu.

Đề: Cảm nghĩ về một cảnh đẹp
Đánh giá bài viết