I. Yêu cầu

– Biểu cảm về một món quà nhận được thời thơ ấu.

– Từ đó, giúp người đọc hiểu vẻ đẹp tâm hồn tuổi thơ, sự yêu thương chăm sóc của người lớn với trẻ con – yêu tuổi thơ hơn.

II. Gợi ý

– Nên kết hợp quan sát suy ngẫm với hồi tưởng quá khứ.

– Chú ý yếu tố miêu tả trong bài viết.

– Nếu chọn được một món quà đặc biệt hoặc người cho quà đặc biệt thì bài viết sẽ hấp dẫn hơn.

III. Lập dàn ý

A. MỞ BÀI

– Gặp lại món quà tuổi thơ.

– Kể về hoàn cảnh được nhận quà. Ai tặng ? Tặng ở đâu ? Nhân dịp nào ?

B. THÂN BÀI

1. Miêu tả món quà

– Màu sắc, dáng hình.

– Giá trị vật chất, tinh thần của món quà.

2. Nhớ lại cảm xúc khi nhận quà

– Nhớ lại người cho quà (khuôn mặt, dáng vẻ, giọng nói,…)

– Hiểu tình cảm người tặng quà như thế nào ?

3. Nghĩ về món quà tuổi thơ

– Thái độ với món quà đó : vẫn yêu thích, như gặp lại tuổi thơ.

– Suy nghĩ : tuổi thơ thật đẹp, hồn nhiên,…

– Con người không có tuổi thơ là thiệt thòi.

C. KẾT BÀI

– Những món quà trở thành kỉ niệm cuộc đời.

– Xếp món quà vào vị trí của nó trong tủ đồ chơi.

– Hiểu mình đã lớn và vẫn còn mãi một góc tuổi thơ.

IV. Bài minh họa 

Bài 1: Cảm nghĩ về một món quà mà em được nhận thời thơ ấu

Có khi nào trong đời, bạn mong muốn trở lại thời thơ ấu không ? Còn tôi, dù biết rằng việc ấy chỉ trở thành hiện thực khi trên đời này có những nàng tiên, tôi vẫn cứ mong ước. Đối với tôi, thời thơ ấu có một vị trí vô cùng đặc biệt. Nó giống như một chiếc hòm cất giữ những kỉ niệm thơ bé của tôi. Thường, kỉ niệm vẫn luôn đi kèm với những dấu ấn, kỉ vật. Chính vì vậy, tôi có nhiều kỉ vật lắm nhưng giữ lại được nguyên vẹn thì không nhiều. Một trong những đồ vật nằm trong nhóm “không nhiều” đó là : con búp bê bằng nhựa mặc váy xanh. Không hiểu vì sao đến bây giờ tôi vẫn không thể quên con búp bê đó.

Chắc hẳn sẽ có nhiều người thắc mắc : Tại sao tôi giữ con búp bê lâu đến vậy ? Lí do không phải là nó đẹp mê hồn, mặc bộ quần áo Công chúa diêm dúa mà bởi nó là món quà đầu tiên và cũng là cuối cùng bà tặng tôi nhân dịp sinh nhật. Nó đối với tôi quan trọng như vậy đó , nó giúp tôi lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ bên bà – người tôi gắn bó từ lúc lọt lòng. Cũng như những con búp bê khác, nó mặc một chiếc váy xanh da trời – xanh của niềm hi vọng và cái áo trắng – màu của sự trong trắng, thơ ngây. Hồi còn bé, tôi “thần tượng” nó lắm. Tôi ước sao xinh như búp bê. Nhưng mỗi lần nói với bà về niềm mong ước ấy, bà lại ôm tôi vào lòng và nói : tôi xinh hơn búp bê nhiều. Mặc dù biết bà nói để làm tôi vui nhưng tôi vẫn khoái lắm. Trẻ con có ai là không thích nịnh đâu. Tôi cũng vậy thôi. Tôi còn nhớ, bà đã dạy tôi tắm gội cho búp bê và bảo rằng lúc nào tôi cũng phải sạch sẽ thơm tho hơn búp bê. Những lân cận khuyên tôi điều gì bà đều nhờ búp bê để nói đến tôi, chứ không bao giờ bà mắng tôi cả. Chính vì vậy tôi yêu bà lắm. Mỗi lần ôm búp bê trong tay, tôi lại nhớ bà da diết. Áo búp bê có mùi mồ hôi của bà nên tôi ôm búp bê suốt ngày. Chỉ mãi đến khi học cấp hai, tôi mới bỏ được thói quen ấy. Có búp bê ở bên, tôi thường cảm thấy được che chở dù cho búp bê chỉ bé bằng cái chân tôi. Có lẽ búp bê cũng giống bà, luôn che chở, bảo vệ tôi mỗi khi tôi cần. Trong tim tôi, bà giống như một thiên sứ, mãi mãi đem đến cho tôi những nụ cười. Có những lần tôi đã định cất búp bê đi cho khỏi nhớ bà nhưng cất đi rồi tôi vẫn nhớ, có lúc còn nhớ hơn. Hơn thế nữa, tôi cũng nhớ búp bê lắm chứ. Những lúc buôn, tôi chỉ muốn tâm sự với búp bê mà thôi. Đôi mắt to, tròn, xanh của búp bê khiến tôi trở nên tự tin hơn, bản lĩnh hơn. Búp bê giống như một người bạn, biết xuất hiện đúng lúc tôi cần. Búp bê hình như cũng có một tâm hồn riêng, một trái tim riêng. Nếu sau này, thế giới tổ chức một cuộc thi cho những đồ chơi có khả năng kì diệu, tôi sẽ cho búp bé tham dự. Búp bê này không thể khóc, không thể cười nhưng búp bê có cảm xúc. Chẳng hiểu có phải Vì tôi yêu búp bê quá mà lú lẫn không nhưng tôi tin vào điều đó lắm. Tôi nói : búp bê của tôi có cảm xúc là để mọi người có thêm nhiều hi vọng vào cuộc sống và để họ luôn nghĩ rằng : trên đời này không có gì là không thể. được nếu chúng ta biết hi vọng vào tương lai. Cũng chính vì lí do đó, tôi đặt tên búp bê là ngôi sao xanh – ngôi sao nang đến niềm hi vọng.

Thời gian giúp con người thêm trưởng thành, giúp cho những kỉ niệm, kỉ vật trở nên quý giá. Nhờ đó, mỗi con người cũng biết trân trọng quá khứ và biết hướng tới tương lai nhiều hơn. Những kỉ vật như những chiếc cầu thân diệu, nối liền quá khứ, hiện tại và tương lai. Đối với tôi, con búp bê ngôi sao xanh là tất cả. Tôi vẫn luôn giữ cẩn thận con búp bê thay cho lời nói với bà: Cháu nhớ bà lắm. Tôi không dám chắc bà sẽ nghe được lời nói ấy nhưng tôi biết chắc rằng tại một nơi nào đó, bà cũng đang rất nhớ tôi và nhớ cả “ngôi sao xanh”.

Bài 2: Cảm nghĩ về món quà của một người bạn

Đố bạn biết, trẻ con thích những gì nào ? Đi chơi, nhận qua, ăn, ngủ ? Vâng, là nhận quà bởi những món quà chứng nhận được luôn là niềm hối hộp, tò mò cho đến khi lớp giấy bọc cuối cùng được bóc ra. Có những món quà đi qua đời tôi đã được trao như vậy. Hồi hộp, tò mò lúc đầu rồi cũng trở thành vật trưng trong tủ kính hoặc bị lãng quên. Chỉ duy nhất một món quà mà tôi được tặng, dù không giấy gói, thậm chí nó không phải của riêng tôi nhưng tôi yêu quý món quà này nhất, bây giờ và mãi mãi…

Tôi nhớ rất rõ, Kiều Trang đã tặng tôi món quà này. Vào buổi sáng hôm tròn bảy tuổi, tôi đến trường sớm hơn mọi ngày bởi tối hôm qua, Kiều Trang – cô bạn thân nhất gọi điện tới, bảo mai hãy đến trường sớm, Trang đợi. Bạn dắt tay tôi từ cổng vào. Bạn kêu tôi bịt mắt lại rồi dẫn tôi tới đụn đất nhỏ sau trường. Mở mắt ra, cái tôi nhìn thấy là một cây bằng lăng non, lá nở xoè long lanh màu ngọc lục, đang tắm mình trong nắng thu tháng tám, đẹp và dễ thương như một giấc mơ. Từ bây giờ, nó là cây – của – tôi, là món quà mà Kiều Trang tặng cho riêng tôi mà thôi.

Sáu năm qua, sáu năm đếm được bao nhiêu buổi sáng tôi ngôi vun đất cho cây ? Sáu năm đếm được bao nhiêu vốt nước tôi đã kì Công đem từ nhà bên đường chạy sang trường để tưới ? Sáu năm không đếm được, tôi không đếm, Kiều Trang không đếm, chỉ có cây là đêm – đêm từng ngày, từng ngày. Tôi biết vậy bởi cây – cua – tôi chóng lớn lắm. Chắc hẳn nó đang mong thời gian qua nhanh, lá thân cành mau phát triển để thực hiện mơ ước của tôi và bạn là một ngày nào đó, cây thành cổ thụ, tôi và bạn sẽ ngồi lên chạc cây, cùng nhìn ngắm chân trời xa tít xa để xem mặt trời mọc ở đâu, lặn như thế nào. Nhưng có lẽ, ước mơ này không thể thực hiện được, chỉ đơn giản là viễn canh mà trẻ con nghĩ ra, thế thôi.

Tôi nhớ nhất đầu hè tháng sáu năm lớp bốn. Lần đầu tiên “món quà” của tôi trổ hoa, chỉ sau một ngày chủ nhật tôi không tới trường, cây đã lấp ló đây cành màu hoa tím trắng phơn phớt, chập chờn trong gió như những cánh bướm. Trời ơi, tôi nhớ mãi hình ảnh ấy : cái cây mảnh dẻ, chỉ cao hơn Cô bé lớp bốn tí chút mà hoa đây cành, nặng đến mức canh bị uốn cong lại, tưởng chừng sắp gãy vì sức nặng của nó đối với một cái cây gây yếu thế kia… Tôi xót quá, còn định ngắt bớt hoa cho cây bớt nặng, may mà Kiều Trang kịp ngăn lại.

Mùa hè năm ấy, tôi chạy đi khoe khắp nơi về “món quà” của mình đã ra hoa. Bố, mẹ, bà tôi đều cười, nói là cây chẳng phải của riêng ai, đó là cây – cua – mọi – người, là hoa – cua – mọi – người. Tôi cũng chẳng quan tâm, vì tôi và Kiều Trang, cả cây nữa, biết rõ ai là người luôn chăm sóc nó. Đó là mùa hè hạnh phúc nhất của ba – đứa – chúng – tôi.

“Món quà tuyệt vời nhất là món quà có thể chia sẻ được” – đó là những gì mà tôi, tới tận bây giờ, mới nhận ra. Tôi cũng hiểu, cây – của – tôi là cây – của – mọi – người. Tôi hiểu, cái cây là “món quà” tuyệt vời nhất tôi đã từng nhận được, một món quà không có giấy gói, không thiệp chúc mừng, thậm chí chăng là của riêng tôi… Nhưng, nhất định, khi nào tôi lớn lên, trong dịp sinh nhật của con tôi, tôi sẽ dắt nó tới đây và nói rằng: “Đây là món quà của con”

 

 

Đề: Cảm nghĩ về một món quà được nhận
4.1 (81.74%) 23 votes