HƯỚNG DẪN

Lưu ý một số vấn đề sau:

1. Giới thiệu khái quát về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

2. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca của những người thất thế.

3. Sự chênh lệch một trời một vực giữa ta và địch về vũ khí trang bị

– Địch có vũ khí hiện đại: Tàu chiến, tàu đồng,…

– Ta chỉ có mã tấu, mác dao, gậy tầm vông,… hỏa mai đánh bằng rơm con cúi. Quân trang chỉ có một manh áo vải, Binh pháp thì chưa quen, chỉ quen nghề làm nông.

4. Sự chênh lệch về thế trận:

– Địch thế mạnh như nước: Binh tướng… làm bốn phía mây đen.

– Ta thì dân tình tan tác, bị động: Mẹ già ngồi khóc trẻ, … Vợ yếu chạy tìm chồng; đồn lũy tan tành, xiêu mưa ngã gió.

– Lí do của sự chênh lệch: kẻ địch mạnh còn ta vốn đã yếu lại bị triều đình bỏ rơi; thiếu người đứng ra tổ chức. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca của những người dũng sĩ – nông dân hiên ngang, bất khuất.

+ Dũng sĩ là những người nông dân áo vải bình thường: Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm.

+ Căm thù không đội trời chung với giặc: Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.

+ Sáng ngời lí tưởng diệt thù, xả thân vì nước: Bữa thấy bòng bong… muốn tới ăn gan… muốn ra cắn cổ… nào đợi ai đòi ăn bắt… ra tay bộ hổ, sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc.

+ Chiến đấu với khí thế vũ bão và nhất thời đã làm cho giặc thất điên bát đảo: Chém rớt đầu quan hai nọ, đốt xong nhà dạy đạo kia, đạp rào lướt tới… xô cửa xông vào, liều mình, kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn binh.

5. Tác giả đã dùng các động từ chỉ hành động mạnh, dứt khoát với mật độ cao (đánh, đốt, chém, gióng, đạp, lướt, xông, xô, liều, đâm,…).

– Cách dùng từ chéo với tác dụng tăng sự sôi nổi, mãnh liệt (đâm ngang, chém ngược, hè trước, ó sau), cách ngắt nhịp cầu ngắn gọn để tạo không khí, nhịp điệu khẩn trương, sôi động… tất cả gợi lên hình tượng nổi dậy hào hùng của người nghĩa sĩ nông dân đánh giặc cứu nước.

Cơ sở của sự hiên ngang đó chính là lòng mến nghĩa, là tinh thần tự nguyện chiến đấu (chú ý các câu khẳng định dưới hình thức phủ định: không chờ, nào đợi, chẳng thèm, vốn chẳng phải, chẳng qua là...)

6. Cảm hứng chủ đạo của bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là cảm hứng ngợi ca anh hùng, tượng đài anh hùng nông dân bằng thơ vô tiền khoáng hậu.

7. Ý nghĩa của hình tượng người anh hùng và bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:

Hình tượng người anh hùng nói riêng và bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc nói chung sẽ mãi trường tồn với lịch sử Việt Nam và nhân dân Việt Nam.

ĐỀ 88: Phạm Văn Đồng cho rằng: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là khúc ca của những người thất thế nhưng vẫn hiên ngang. Hãy phân tích và chứng minh ý kiến trên.
Đánh giá bài viết