HƯỚNG DẪN

1. Đặc trưng cơ bản của thể văn tế và bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:

– Về tên gọi, lúc đầu văn tế có một nghĩa rất rộng, bao gồm các loại văn dùng để tế thần, tế thánh, tế trời đất, núi sông và cả các loại văn dùng để chúc mừng, như chúc thọ, chúc thăng quan tiến chức. Loại văn này thường có tên gọi là tế văn, kì văn ( kì: tế lễ), chúc văn. Dần dần về sau, văn tế cùng theo nghĩa hẹp dễ khóc thương, tưởng nhớ người chết trong giờ phút vĩnh biệt. Ngày nay gọi văn tế là điếu văn.

– Về chức năng, văn tế gắn với phong tục tang lễ, bày tỏ tình cảm của người còn sống đối với người đã mất. Bài văn tế thường có hai nội dung cơ bản: kể lại cuộc đời phẩm hạnh, công đức của người đã mất, thể hiện tình cảm của người còn sống trong giờ phút vĩnh biệt (nỗi đau xót, tiếc thương, ghi nhớ công ơn, tâm nguyện noi theo… ). Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể, chức năng của văn tế có thể được vận dụng linh hoạt : thuần tuý là tiếng khóc (văn tế Trương Quỳnh Như của Phạm Thái), khóc thương và ngợi ca, mang tính sử thi bi tráng Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế Phan Châu Trinh của Phan Bội Châu), đùa vui hóm hỉnh (Văn tế sống vợ của Trần Tế Xương), châm biếm đả kích (nhiều bài văn tế đả kích bọn thực dân đế quốc trong văn học cách mạng thời Pháp thuộc).

– Về bố cục, bài văn tế thường gồm bốn phần, phù hợp với diễn biến tình cảm, tâm trạng của người còn sống tưởng nhớ người đã mất. Đoạn mở đầu (Lung khởi), luận chung về lẽ sống chết hoặc cảm tưởng khái quát về người đã mất, thường mở đầu bằng những từ thương ôi, hỡi ôi. Đoạn thứ hai (Thích thực) kể cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã khuất, thường bắt đầu bằng cụm từ nhớ linh xưa. Đoạn thứ ba (Ai vãn) nói lên niềm thương tiếc đối với người đã chết. Đoạn kết bày tỏ nỗi nhớ thương, lời tâm nguyện, cầu nguyện của người đứng tế, thường kết thúc bằng các từ Ô hô, ai tai (hỡi ôi, thương thay). Cũng có khi đoạn thứ ba và đoạn kết được ghép làm một.

– Về ngôn ngữ, thường sử dụng nhiều thán từ những từ ngữ, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm.

– Về lời văn, giọng điệu, có thể viết bằng văn xuôi (Văn tế chị của Nguyễn Hữu Chỉnh), văn vần (theo thể song thất lục bát, như Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du) hoặc văn biền ngẫu. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc viết theo thể phú Đường luật, có vần, có đối. Giọng điệu chủ đạo của bài văn tế là bị thương, thống thiết.

2. Bút pháp hiện thực trong việc khắc hoạ hình tượng người anh hùng nông dân nghĩa sĩ

Thành công nghệ thuật nổi bật của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác giả sử dụng bút pháp hiện thực để khắc hoạ hình tượng người nông dân nghĩa sĩ: khi gợi tả cuộc sống của những người “cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó”, khi khắc họa đời sống tinh thần, tình cảm (thông tin quan như trời hạn trông mưa, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ), khi miêu tả hành động anh hùng, sức mạnh quả cảm (Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi, trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu nón gõ… ).

Với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, người anh hùng áo vải mang vẻ đẹp cao cả, lớn lao, song hết sức chân thật, bình dị, khác với kiểu người anh hùng thường được lí tưởng hoá qua bút pháp ước lệ, tượng trưng thường xuất hiện trong văn học trung đại.

3. Giọng văn thống thiết, bi tráng nhưng thay đổi linh hoạt, phù hợp với cảm xúc và nội dung phản ánh

Khi thể hiện cảm xúc đau xót, tiếc thương, nhịp điệu câu văn trầm lắng, khi kéo dài như lời than, khi đứt đoạn như những tiếng nấc uất nghẹn: Đoái sông Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng, nhìn chợ Trường Bình già trẻ hai hàng lụy nhỏ; Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; Não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.

Lúc tái hiện trận công đồn với những hành động anh hùng quả cảm của nghĩa quân thì nhịp điệu câu văn lại nhanh, mạnh, sôi nổi, hào hùng : Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau trôi kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ.

ĐỀ 86: Phân tích nghệ thuật của bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Đánh giá bài viết