HƯỚNG DẪN

1. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – bức tượng đài bi tráng và bất tử về người anh hùng nông dân nghĩa sĩ

Hình ảnh người dân, cụ thể hơn là hình ảnh người nông dân, đã từng xuất hiện trang trọng trong văn học với Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi: Yết can vi kì, manh lệ chi đồ tứ tập (Dựng gậy làm cờ, nhanh (người dân cày lưu tán), lệ (người tôi tớ đi ở) bốn phương tụ hội. Tư tưởng thân dân rất cao ở Nguyễn Trãi đã nâng tầm cao của người dân manh lệ trong sáng “thiên cổ hùng văn”. Nhưng do tính chất bản tuyên ngôn độc lập của Đại cáo bình Ngô nên tác giả chưa có điều kiện khắc hoạ hình ảnh những người dân cày lưu tán, người tôi tớ đi ở mà chỉ khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của họ trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Đến Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên văn học dân tộc có một hình tượng hoàn chỉnh về người nông dân nghĩa sĩ. Trình tượng những người dân ấp, dân lân “vì mến nghĩa mà làm quân chiêu mộ” được khắc họa một cách toàn diện, từ cuộc sống sinh hoạt đến đời sống tinh thần, từ dáng vẻ bề ngoài đến phẩm chất, tính cách, từ nỗi đau mất mát đến hành động anh hùng… “Không nghi ngờ gì nữa, hình ảnh người nông dân trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu là một phát hiện mới mẻ và có giá trị. Đó là con người vốn đã có từ lâu đời nhưng cũng chỉ thật nổi bật lên vào giai đoạn lịch sử này, khi mà người anh hùng phong kiến đang tự nó rút khỏi vũ đài lịch sử. Dưới ngòi bút của Đồ Chiểu, đó là con người rất xưa nhưng cũng rất mới (Nguyễn Huệ Chi).

2. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – tiếng khóc đau thương, cao cả

Trong bài văn tế có tiếng khóc xót thương của tác giả, của nhân dân trước cái chết của những người nông dân nghĩa sĩ. Và cũng không phải chỉ khóc cho những nghĩa binh Cần Giuộc đã hi sinh mà còn khóc cho ca đất nước quê hương đã rất về tay thực dân Pháp. Khóc trong nỗi đau, khóc trong niềm cảm phục, tự hào, khóc trong tâm niệm theo gương người đã hi sinh, hoàn thành sự nghiệp dang dở mà người ra đi còn để lại… Tất cả đều cộng hưởng thành nỗi đau sâu nặng, lớn lao.

3. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – áng văn yêu nước lớn của thời đại: 

Từ những lời ai điếu của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, người đọc thấy được những nội dung yêu nước mang nét đặc trưng của thời đại “khổ nhục nhưng vĩ đại:

– Nỗi đau xót tiếc thương trước những hi sinh, mất mát:người nghĩa sĩ bỏ mình vì nước khi sự nghiệp đang còn dang dở, chí nguyện chưa thành : Những lăm lòng nghĩa lâu dùng, đâu biết xác phàm vội bỏ; Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa nuột khắc đáng trả lời, túi phận bạc trôi theo dòng nước đổ; đất nước mắt vào tay thực dân Pháp, dân tộc trong cảnh đau thương: Binh tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé, ai làm nên bốn phía mây đen; ông cha ta còn ở đất Đồng Nai, ai cứu đặng một phường con đỏ.

– Lòng căm thù quân xâm lược: Bữa thấy bòng bong che trắng lốp muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ.

– Khẳng định, ngợi ca nghĩa quân Cần Giuộc chiến đấu dũng cảm: Chi nhọc quan quản gióng trống kỳ trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không, nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có. Những người hi sinh vì dân, vì nước sẽ còn mãi với non sông: Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ; Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ung đền miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ.

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc góp phần khẳng định vị trí của Nguyễn Đình Chiểu “là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây ngay buổi đầu lúc chúng đặt chân lên đất nước ta (Phạm Văn Đồng).

ĐỀ 85: Phân tích nội dung của bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Đánh giá bài viết