Tôi hỏi đất: – Đất sống với nhau như thế nào?        
– Chúng tôi tôn cao nhau.                                         
Tôi hỏi nước: – Nước sống với nhau như thế nào?   
– Chúng tôi làm đầy nhau.                                         
Tôi hỏi cỏ: Có sống với nhau như thế nào?              
– Chúng tôi đan vào nhau. Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người: Người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người: Người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người: Người sống với nhau như thế nào? 

(Hỏi – Hữu Thỉnh)

Những bài học về lối sống mà bài thơ trên mang lại cho em?

BÀI LÀM

Giữa vòng xoáy của nền kinh tế thị trường đầy biến động, trong phút chốc một người giàu nhất có thể trở thành người không có chút của cái nào. Không ít người hoang mang: Đâu mới là giá trị bền vững? Ý nghĩa của cuộc sống là gì? Những câu hỏi tha thiết được đặt ra. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng hỏi”, câu hỏi thật đặc biệt vì nó hàm chứa sẵn lời giải đáp:

Tôi hỏi đất: – Đất sống với nhau như thế nào?        
– Chúng tôi tôn cao nhau.                                         
Tôi hỏi nước: – Nước sống với nhau như thế nào?   
– Chúng tôi làm đầy nhau.                                         
Tôi hỏi cỏ: Có sống với nhau như thế nào?              
– Chúng tôi đan vào nhau. Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người: Người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người: Người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người: Người sống với nhau như thế nào? 

Bài thơ gồm hai cuộc đối thoại: Một có lời đáp và một không có câu trả lời. Một dành cho tự nhiên vô tri và một dành cho con người. Nhưng thực chất, tất cả đều hướng tới cuộc sống của chúng ta, chứa đựng những bài học nhân sinh đáng giá ngàn vàng đòi hỏi người đọc phải ngẫm ngợi để thực thấu hiểu. Đó là những chuẩn mực về lối sống đẹp và ý nghĩa của cuộc sống được tác giả gửi gắm trong lời đáp của thiên nhiên. Đồng thời cũng gióng lên những tiếng chuông cảnh tỉnh về hiện trạng lối sống của nhiều người hiện nay.

Hãy lắng nghe lời của đất: “Chúng tôi tôn cao nhau”.

Tôn cao: Đó là hành động đắp thêm cho vững, cho cào, cho nổi bật. Trong cuộc sống con người, “tôn cao” có thể hiểu là thái độ tôn kính giữa người với người. Nhưng sâu sắc hơn cả, đó là tinh thần vị tha, biết đặt lợi ích của người lên trên lợi ích của mình, thậm chí có phải hi sinh thầm lặng. Có người thắc mắc: “Tại sao phải sống vì người khác? Ai cũng hi sinh hạnh phúc của mình thì xã hội này chẳng có ai hạnh phúc cả!”. Thật không mấy ai hiểu được rằng, khi con người âm thần cống hiến và hi sinh, họ nhận được nhiều hơn tất cả những hạnh phúc vị kỉ có thể khư khư giữ riêng cho mình. Nếu mỗi người biết sống vị tha, hiện hữu trong cuộc sống là thương yêu, con người chúng ta mới nhận được hạnh phúc đích thực, lớn lao hơn hết: đó là hạnh phúc được sống trong một xã hội đang sống.

Nhưng con người đã biết sống vị tha chưa? Có lẽ bức tranh về cuộc sống sẽ dẹp hơn rất nhiều, nếu không có những mảng loang lổ dược tạo nên bởi lối sống hẹp hòi vị kĩ của một số người. Để trục lợi về mình, những giám đốc công ty nào đã dửng dưng, xả nước thải xuống sông, quay mặt trước nguy cơ tính mạng của hàng nghìn người dân bị đe doạ? Những kẻ nhẫn tâm nào giảm đạp lên cả quyền lợi của dân mà bòn rút tiền của, lấy những thứ không phải của mình để hưởng thụ? Những người đã trực tiếp gây ra lí do tạm ngừng nguồn vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam, nghĩ sao trước bao công trình, bao vùng quê nghèo đang rất cần đến những nguồn viện trợ? Hậu quả của lối sống vị kỉ thật đáng giật mình!

Từ câu trả lời của nước, ta cùng rút ra được những bài học quý giá: “Chúng tôi làm đầy nhau”. Trong cuộc sống, không ai có thể tự hoàn thiện. Con người sống được cạnh nhau là vì thế được sống cạnh nhau. Phải chăng là sự sắp đặt của tạo hoá, những mong con người sẽ có ý thức trách nhiệm giúp đỡ hoàn thiện lần thau? Lối sống đẹp nhà thơ muốn gửi gắm ở đây chính là tinh thần rộng lượng biết “cho đi”, biết “làm đầy” và hoàn thiện đồng loại. Hoàn thiện những gì mà người khác còn thiếu về kiến thức, nhân cách… Nhưng có một thứ cần cho đi hơn ca, một thứ mà khi thiếu vắng con người sẽ đau khổ và bất hạnh hơn bao giờ hết: đó là tình thương yêu. Ngược lại với những con người “rộng lượng”, trong cuộc sống còn không ít người “keo kiệt”. Không ai thích những người keo kiệt tiền bạc. Nhưng đáng lên án hơn cả là những người “keo kiệt tình thương”. Thật buồn và căm phẫn khi tôi nhìn thấy một người tâm thần ngồi trên hè đường, đang rên xiết với tấm thân bỏng rát trong lòng người qua lại hờ hững. Người ấy hay quanh quẩn bên quán phở nọ và da bị chủ quán dội nước sôi vào người! Rồi những người trẻ nào keo kiệt “lương tâm”, thản nhiên quay cuồng với những lạc thú phù phiến trong khi không biết đến bao giọt nước mắt mồ hôi của mẹ cha… Những con người ích kỷ nhẫn tâm ấy, tươ11g rằng mình có tất cả nhưng hoá ra lại chẳng có gì. Vì giá trị bền vững và cao quý nhất để con người tự bào được suy tôn trên động vật là tình thương thì họ đã đánh mất rồi. 

Cỏ đem đến cho ta bài học về tinh thần đoàn kết: “Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời”

Có lẽ không ai trong chúng ta không hiểu giá trị và ý nghĩa của tình đoàn kết, tương thân tương ái giữa người với người. Nhân loại vẫn đang phải từng ngày đối diện với những cuộc chiến gay go và khốc liệt. Đó là cuộc chiến với nghèo đói, bệnh dịch, mù chữ, tội ác, thiên tai… Nếu không đoàn kết, con người sao có thể giải quyết được những vấn đề toàn cầu ấy! Chỉ có đoàn kết mới tạo ra sức mạnh. Chỉ có đoàn kết mới có thể vươn tới ước mơ về những điều kì diệu.

Vị tha, rộng lượng và đoàn kết, ba lối sống đẹp mà nhà thơ Lưu Thinh gửi gắn trong bài thơ có mối quan hệ thật gắn bó. Ví như con người không sẵn sàng rộng lượng cho đi – “làn đầy” thì không thể nào có tinh thần vị tha. Không có tinh thần vị tha thì không thể có điểm tựa để đoàn kết. Vẻ đẹp của tất cả các cách “đối nhân” trên đều có một điểm sáng chung. Đó là tình yêu thương. Đó phải chăng cũng là giải pháp duy nhất cho lối sống cá nhân hẹp hòi kia? Chắc chắn vậy! Biết yêu thương, con người sẽ biết hi sinh cho những gì mình nâng niu quý trọng. Biết yêu thương. con người còn tiếc gì mà không cống hiến tất cả những gì mình có. Và cũng chỉ yêu thương nhớ khiến con người ta tha thiết hòa nhập và ao ước tạo nên những chân trời mới. Bài học lớn nhất ở đây phải chăng là: con người hãy biết thương yêu và quan tâm đến mọi người quanh mình, đừng chỉ chăm chú vào hạnh phúc bé nhỏ vị kỉ của mình nữa

Tôi lại nhớ ngày thơ bé, say mê dạo chơi trong những chân trời cổ tích của Nam, Andecxen. Tôi nuôi ao ước lớn lên sẽ được sống trong thế giới cổ tích lộng lẫy. Và cô tích cứ xa mãi, xa mãi… Nhưng càng lớn, tôi càng nhận ra rằng, những gì tạo nên có tích đâu phải là vàng son, mũ tiện, phép màu. Chỉ có thể là cổ tích khi chân lí cuối cùng là thương yêu. Nếu con người biết yêu thương nhau, trẻ em sẽ không còn phải ao ước xa vời về một thế giới cổ tích nữa. 

Câu hỏi của nhà thơ Hữu Thỉnh thật đặc biệt. Câu hỏi của một người mà trách nhiệm tìm câu trả lời của hàng triệu triệu người. Câu hỏi của một thời mà sẽ còn phải giải đáp đến muôn đời.

Đề 69 – Tôi hỏi đất: Đất sống với nhau như thế nào? … Tôi hỏi người: Người sống với nhau như thế nào? (Hỏi – Hữu Thỉnh) Những bài học về lối sống mà bài thơ trên mang lại cho em?
3.6 (71.43%) 7 votes