HƯỚNG DẪN 

Một “cái tôi” có phẩm giá hơn người, được trao một sứ mệnh cao cả.

Tự nhận mình là một “trích tiên” bị “đày xuống hạ giới vì tội ngông” đã là một kiểu “tự phong” rất khác đời thi nhân còn muốn khẳng định “cái tôi” của mình ở một mức cao hơn – ông chính là người được Trời chọn để gánh vác một sứ mệnh thiêng liêng, cao cả:

Trời rằng: “Không phải là Trời đày, 
Trời định sai con một việc này           
Là việc “thiên lương” của nhân loại
Cho con xuống thuật cùng đời hay” 

Một lần nữa, thi nhận lại mượn lời trời để đề cao phẩm giá của mình: Người được Trời tin cẩn giao trọng trách quảng bá “thiên lương” nơi hạ giới ắt hẳn phải là người có phẩm chất hơn đời. Trong sự nhún mình “biết làm có được mà dám theo” của thi nhân, có thể nhận ra nỗi cơ cực của những người trót lấy nghiệp văn chương làm kế sinh nhai thời đó (Văn chương hạ giới rẻ như bèo… Một cây che chống bốn năm chiều), Câu thơ “Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết!” vừa là lời “động viên” của Trời vừa là lời tự nhủ mang dũng khí của một người dám đứng ra gánh vác sứ mệnh cao cả của văn chương, bất chấp những khó khăn, gian khổ. Ở đây, Tản Đà đã thể hiện một “cái tôi” tự tin và đầy bản lĩnh.

Hư cấu nên câu chuyện Hầu Trời, Tản Đà đem vào thơ một nguồn cảm hứng thật sảng khoái và mới mẻ. Nhà thơ vừa bộc lộ được “cái tôi” đầy tài năng và phẩm giá của mình vừa bày tỏ ý muốn thực thi sứ mạng của người cầm bút đối với xã hội đương thời, làm hưng thịnh đạo “thiên lương” đang ngày càng mai một. Do là nội dung cơ bản của câu chuyện Hầu Trời, cũng là ý tưởng lãng mạn của thi nhân gửi vào giấc mộng.

ĐỀ 196: Một “cái tôi” có phẩm giá hơn người, được trao một sứ mệnh cao cả ở bài thơ Hầu Trời của Tản Đà.
Đánh giá bài viết