HƯỚNG DẪN

1. Cái tôi là gì?

– Là bản ngã, ý thức về cá nhân của mỗi con người, thể hiện sâu sắc cá tính và lối sống của con người đó.

– Là “cái khát vọng được thành thực” (Hoài Thanh), được sống là mình, như mình vốn có.

– Cái tôi của nhà thơ là những cái gì riêng nhất của nhà thơ đó được bộc lộ trước hiện thực cuộc sống và hiện lên trong tác phẩm của mình.

2. Cái tôi của Tản Đà trong bài thơ Hầu Trời:

a) Đó là một cái tôi độc đáo: cái tôi cá nhân – một cái tôi ngông ngạo, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời.

Cái tôi đó độc đáo vì nó khác lớp sĩ phu phong kiến lúc bấy giờ trong cách nghĩ, trong lối sống,…

b) Cái tôi của Tản Đà được thể hiện rõ nét và đầy ấn tượng trong bài Hầu Trời như thế nào?

– Sáng tạo ra cái tứ thơ “Hầu Trời” có một không hai (trước đó đã có bài thơ Muốn làm thằng Cuội).

– Cách kể câu chuyện “Hầu Trời” hóm hỉnh, cách xưng hô tên tuổi, cách tự đề cao mình trên tiên giới…

– Cả cách kể chuyện về cuộc sống thực của mình (một nhà thơ) ở hạ giới cũng in rõ dấu ấn cái tôi ấy.

3. Bàn luận, đánh giá cái tôi của Tản Đà trong bài Hầu Trời (và mở rộng ra cả thơ đầu thế kỉ XX của ông).

– Đó là cái tôi in rõ bản ngã, cá tính nhà thơ và đó là cái tôi tiến bộ của một con người có bản lĩnh, có ý thức sâu sắc về mình trước cuộc đời.

– Cái tôi này là yếu tố quan trọng khiến cho Tản Đà được xem như cái gạch nối giữa thơ trung đại và thơ hiện đại, là “người của hai thế kỉ” như Hoài Thanh nói.

ĐỀ 193: Cái tôi độc đáo của Tản Đà trong bài thơ Hầu Trời. Đây là dạng đề từ tác phẩm mà hiểu tác giả. Vấn đề đặt ra là con người nhà thơ (Tản Đà) đã hiện lên trong tác phẩm Hầu Trời như thế nào và có ý nghĩa gì?
Đánh giá bài viết