HƯỚNG DẪN 

Cảm hứng mới trong môtíp nghệ thuật cũ

Lên trời là môtíp nghệ thuật phổ biến trong văn học dân gian và văn thơ trung đại, người xưa thường mượn cõi tiên để gửi gắm những ước mơ không thực hiện được nơi trần thế. Tản Đà cũng “lên tiên”, nhưng khác với người xưa, thi nhân không khoanh tay chờ đợi những phép lạ của cõi tiên làm biến đổi đời mình mà chủ động đem “cái tôi” đầy cá tính của mình lên quấy động cả cuộc sống nơi tiên giới. Cõi tiên của Tản Đà vì thế rất gần với cõi trần tục lụy, thi nhân có thể đàm đạo thơ ca với Nguyễn Trãi, Hàn Thuyên, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương… nói chuyện thế sự với cụ Khổng Tử, Lư Thoa… gặp gỡ người đẹp Tây Thi, Dương Quý Phi, Chiêu Quân,… Tản Đà tìm đến cõi tiên để gặp người tri kỉ dốc bầu tâm sự, để khẳng định “cái tôi” đầy tài năng và phẩm giá của mình. Đi xa hơn nữa, thi nhân còn tự cho mình là người của cõi trời bị đẩy xuống hạ giới vì tội “ngông”. Một loạt bài thơ của Tản Đà đã ra đời từ nguồn cảm hứng bay bổng đó như: Muốn làm thằng Cuội, Trời nắng, Tống biệt…Hầu Trời là một thi phẩm tiêu biểu, trong đó “cái tôi” của nhà thơ tự do bộc lộ.

ĐỀ 194: Cảm hứng mới trong môtíp nghệ thuật cũ ở bài thơ lầu Trời của Tản Đà.
Đánh giá bài viết