I. Bài tập nhận thức kiến thức mới 

– Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ em cao hơn người trưởng thành đặc biệt là prôtêin vì cần được tích lũy cho cơ thể phát triển.

   Ở người già nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn vì sự vận động của cơ thể kém hơn người trẻ.

– Trẻ em bị suy dinh dưỡng ở những nước đang phát triển thường chiếm tỉ lệ cao, vì: 

   Ở những nước đang phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp, nên tỉ lệ suy dinh dưỡng cao.

– Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc những yếu tố sau: 

+ Giới tính: Nam có nhu cầu cao hơn nữ.

+ Lứa tuổi: Trẻ em có nhu cầu cao hơn người già vì ngoài việc đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động, còn cần để xây dựng cơ thể, giúp cơ thể lớn lên.

+ Dạng hoạt động: Người lao động nặng có nhu cầu cao hơn vì tiêu tốn năng lượng nhiều hơn.

+ Trạng thái cơ thể: Người có kích thước lớn thì có nhu cầu cao hơn, người bệnh mới khỏi cần cung cấp chất dinh dưỡng nhiều hơn để phục hồi sức khỏe.

Trả lời:

– Những loại thực phẩm giàu chất đường bột (gluxit) là: các hạt ngũ cốc, khoai, sắn, mía, sữa.

– Những loại thực phẩm giàu chất béo (lipit) là: mỡ động vật, dầu thực vật chứa trong đậu phộng, mè, đậu nành…

– Những loại thực phẩm giàu chất đạm (prôtêin) là thịt, cá, trứng, đậu…

– Sự phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn có ý nghĩa:

+ Phải phối hợp các loại thức ăn để cung cấp đủ nhu cầu của cơ thể (Do tỉ. lệ các chất hữu cơ có trong thực phẩm không giống nhau, tỉ lệ các loại vitamin những thực phẩm khác nhau cũng khác nhau).

+ Giúp ta ăn ngon miệng hơn, điều này giúp cho sự hấp thu thức ăn của cơ thể tốt hơn.

Trả lời:

– Khẩu phần ăn uống của người mới ốm khỏi cần tăng cường thức ăn bổ dưỡng để mau chóng phục hồi sức khỏe.

– Trong khẩu phần ăn uống cần tăng cường rau quả tươi để đáp ứng nhu cầu vitamin của cơ thể đồng thời cung cấp thêm các chất xơ giúp hoạt động tiêu hoá dễ dàng.

– Để xây dựng một khẩu phần ăn uống hợp lí cần dựa trên những căn cứ:

+ Căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

+ Căn cứ vào thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

+ Bảo đảm cung cấp năng lượng, vitamin, muối khoáng và cân đối về thành phần các chất hữu cơ.

II. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Câu 1. Vì sao nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tùy người? Cho một vài thí dụ cụ thể?

   Nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tùy người, vì nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào: giới tính, lứa tuổi, dạng hoạt động, trạng thái cơ thể.

Thí dụ:

– Người công nhân bốc vác có nhu cầu năng lượng cao hơn người thư kí làm việc ở văn phòng.

– Người học sinh trong thời kì luyện thi tốt nghiệp, đại học) có nhu cầu năng lượng cao hơn người học sinh đang học ở giai đoạn bình thường.

Câu 2. Thế nào là bữa ăn hợp lí, có chất lượng? Cần nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình?

* Bữa ăn hợp lí, có chất lượng là bữa ăn:

+ Bảo đảm đủ thành phần dinh dưỡng, vitamin, muối khoáng.

+ Có sự phối hợp đảm bảo cân đối tỉ lệ các thành phần thức ăn.

* Để nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình cần:

+ Xây dựng kinh tế gia đình phát triển để đáp ứng nhu cầu ăn uống của gia đình.

+ Làm cho bữa ăn hấp dẫn, ăn ngon miệng bằng cách:

  • Chế biến hợp khẩu vị.
  • Bàn ăn và bát đũa sạch sẽ.
  • Bày món ăn đẹp, hấp dẫn.
  • Tinh thần sảng khoái, vui vẻ.

III. Bài tập bổ sung

Câu 1. Giải thích câu “Của không ngon nhà nhiều con cũng hết”: 

Đáp án: Gia đình đông con thường có kinh tế không dư, nên có khó khăn trong đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của các thành viên trong gia đình, các con luôn có nhu cầu bổ sung thức ăn. 

Mặt khác, sự quây quần sum họp của gia đình đông người cũng góp phần kích thích hoạt động lấy thức ăn của các thành viên.

Câu 2. Khẩu phần ăn là gì? Nêu các nguyên tắc lập khẩu phần và cho biết lợi ích của công việc cung cấp khẩu phần hợp lí.

Đáp án:

* Khẩu phần ăn và nguyên tắc lập khẩu phần:

– Khẩu phần:

Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày.

– Nguyên tắc lập khẩu phần: 

+ Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp nhu cầu của từng đối tượng.

+ Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin.

+ Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể

* Lợi ích của việc cung cấp khẩu phần hợp lí: 

Cơ thể nếu được cung cấp khẩu phần hợp lí sẽ có những lợi ích như:

– Do có đủ các chất hữu cơ, muối khoáng và vitamin, cơ thể có điều kiện sinh trưởng, phát triển và hoạt động bình thường.

– Nguồn năng lượng cung cấp cho tế bào và cơ thể đầy đủ; cơ thể làm việc, lao động và học tập có hiệu quả, lâu mệt mỏi.

– Giúp cơ thể tránh được các bệnh như suy dinh dưỡng, suy nhược hoặc các bệnh tật khác do việc ăn uống không hợp lí và thiếu vệ sinh.

Câu 3. Thế nào là bữa ăn hợp lí có chất lượng? Cần làm gì để nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình?

Đáp án:

* Bữa ăn hợp lí có chất lượng là bữa ăn:

– Đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng, vitamin, muối khoáng

– Có sự phối hợp đảm bảo cân đối tỉ lệ các thành phần thức ăn

* Để nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình cần:

– Xây dựng kinh tế gia đình phát triển để đáp ứng nhu cầu ăn uống của gia đình.

– Làm cho bữa ăn hấp dẫn, ăn ngon miệng bằng cách: 

+ Chế biến hợp khẩu vị

+ Bàn ăn và bát đũa sạch sẽ

+ Bày món ăn đẹp, hấp dẫn

+ Tinh thần vui vẻ, thoải mái.

Câu 4. Hãy lập khẩu phần ăn của một học sinh nam lớp 8 trong một ngày (thể hiện qua cả 3 bữa ăn chính)

Đáp án:

Một nam học sinh lớp 8 một ngày cần khoảng 2500 Kcal.

Khẩu phần ăn trong một ngày là:

Sáng:

Mì sợi: 100 g = 349 Kcal

Thịt ba chỉ: 50 g= 130 Kcal

1 cốc sữa: 20 g = 66.6 Kcal

Trưa

Gạo tẻ: 200g = 688 Kcal

Đậu phụ: 150g = 142 Kcal

Rau: 200g = 39 Kcal

Gan lợn: 100g = 116 Kcal

Cà chua: 10g = 38 Kcal

Đu đủ: 300g = 93 Kcal

Tối:

Gạo tẻ 500 = 516 Kcal

Thịt cá chép: 200g = 115.2 Kcal 

Dưa cải muối: 1000 = 9 5 Kcal

Rau cải bắp: 3g = 8.7 Kcal

Chuối tiêu: 60g = 194 Kcal

Tổng: = 2 505 Kcal\

Nguồn website giaibai5s.com

Chương VI. Trao đổi chất và năng lượng-Bài 36. Tiêu chuẩn ăn uống. Nguyên tắc lập khẩu phần
Đánh giá bài viết