I. Bài tập nhận thức kiến thức mới 

Trả lời:

– Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu?

   Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ các hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể (CO2, nước tiểu, mồ hôi,…) hoặc từ hoạt động tiêu hóa đưa vào cơ thể một số chất quá liều lượng các chất thuốc, các ion, cholesteron…).

– Hoạt động bài tiết nào có vai trò quan trọng nhất trong các hoạt động bài tiết? Hoạt động bài tiết đóng vai trò quan trọng nhất trong các hoạt động bài tiết:

+ Hoạt động bài tiết CO2 của hệ hô hấp.

+ Hoạt động bài tiết các chất thải khác của hệ bài tiết nước tiểu.

Chọn câu trả lời đúng:

Câu trả lời đúng:

Câu 1: d     Câu 2: a     Câu 3: d     Câu 4: d

II. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Câu 1. Bài tiết đóng vai trò rất quan trọng với cơ thể sống.

   Vai trò quan trọng của bài tiết đối với cơ thể sống: Nhờ hoạt động bài tiết mà các tính chất của môi trường bên trong (pH, nồng độ các ion, áp suất thẩm thấu,…) luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

Câu 2. Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể và cơ quan đảm nhiệm:

* Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là: CO2, mồ hôi, nước tiểu.

* Các cơ quan bài tiết các sản phẩm trên:

+ Hệ hô hấp thải CO2.

+ Da thải mồ hôi.

+ Hệ bài tiết nước tiểu thải nước tiểu.

* Hệ bài tiết nước tiêu thai nước tiểu. 

Câu 3. Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như sau: 

Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu:

+ Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.

+ Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận, mỗi quả thận chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.

+ Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), ống thận.

III. Bài tập bổ sung

Câu 1. Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì? Việc bài tiết chúng do các cơ quan nào đảm nhiệm?

Đáp án: Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể và cơ quan đảm nhiệm:

Sản phẩm thải chủ yếu Cơ quan bài tiết chủ yếu
Khí cacbônic Phổi
Nước tiểu Thận
Mồ hôi Da

Câu 2. Bài tiết là gì? Ý nghĩa của sự bài tiết đối với cơ thể?

Đáp án:

* Bài tiết:

   Bài tiết là hoạt động không ngừng của cơ thể nhằm lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào, cùng một số chất được đưa vào cơ thể quá liều lượng có thể gây hại cơ thể.

* Ý nghĩa của sự bài tiết:

   Sự bài tiết loại bỏ khỏi cơ thể các chất bã, chất độc, giúp cơ thể tránh bị đầu độc và các cơ quan không bị tổn thương; tạo ra sự cân bằng các thành phần của máu và tế bào; duy trì khả năng hoạt động bình thường của cơ thể.

Câu 3. Trình bày cấu tạo và chức năng của thận? 

Đáp án:

* Cấu tạo của thận:

– Thận gồm có 2 quả hình hạt đậu (thận phải nằm thấp hơn thận trái).

– Quan sát một quả thận bổ dọc ta thấy có các thành phần sau: phần vỏ, phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận.

– Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận.

* Chức năng của thận:

– Lọc và loại bỏ một số chất cặn bã, chất độc qua nước tiểu. Ví dụ: urê, axit uric…

– Loại ra ngoài những chất không cần thiết, dư đối với cơ thể.

 – Tham gia vào việc giúp ổn định các quá trình sinh lí…

Nguồn website giaibai5s.com

Chương VII. Bài tiết-Bài 38. Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
Đánh giá bài viết