I. Bài tập nhận thức kiến thức mới 

   Bảng 35.1. Khái quát về cơ thể con người

Cấp độ tổ chức Đặc điểm đặc trưng
Cấu tạo Vai trò
Tế bào Gồm:
– Màng.
– Cất tế bào với các bàoq uan chủ yếu (ti thể, lưới nội chất, bộ máy Gôngi, ribôxôm, trung thể).
– Nhân
Là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể
Tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau. Tham gia cấu tạo nên các cơ quan.
Cơ quan Được cấu tạo nên bởi các mô khác nhau. Tham gia cấu tạo và thực hiện một chức năng nhất định của hệ cơ quan.
Hệ cơ quan Gồm các cơ quan có mối liên hệ về chức năng. Thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể.

   Bảng 35.2. Sự vận động của cơ thể

Hệ cơ quan thực hiện vận động Đặc điểm cấu tạo đặc trưng Chức năng Vai trò chung
Bộ xương – Gồm nhiều xương liên kết với nhau qua các khớp.
– Có tính chất cứng rắn và đàn hồi
+ Tạo bộ khung cơ thể
+ Bảo vệ
+ Nơi bám của cơ
Giúp cơ thể hoạt động để thích ứng với môi trường
Hệ cơ – Tế bào cơ dài.
– Có khả năng co dãn
Cơ co, dãn giúp các cơ quan hoạt động

   Bảng 35 3. Tuần hoàn

Cơ quan Đặc điểm cấu tạo đặc trưng Chức năng Vai trò chung
Tim – Có van nhĩ thất và van động mạch
– Co bóp theo chu kỳ gồm 3 pha.
Bơm máu liên tục theo một chiều từ tâm nhĩ và tâm thất và từ tâm thất vào động mạch Giúp máu tuần hoàn liên tục theo một chiều trong cơ thể, nước mô cũng liên tục được đổi mới, bạch huyết cũng liên tục được lưu thông.
Hệ mạch Gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch. Dẫn máu từ tim đi khắp cơ thể và từ khắp cơ thể về tim.

Bảng 35.4. Hô hấp

Các giai đoạn chủ yếu trong hô hấp Cơ chế Vai trò
Riêng  Chung
Thở Hoạt động phối hợp của lồng ngực và các cơ quan hô hấp. Giúp không khí trong phổi thường xuyên đổi mới Cung cấp O2 chia các tế bào của cơ thể và CO2 ra khỏi cơ thể.
Trao đổi khí ở phổi Các khí (O2, CO2) khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
Gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang và máu và cua CO2 từ máu vào không khí phế nang.
Tăng nồng độ O2 và giảm nồng độ CO2 trong máu.
Trao đổi khí ở tế bào Các khí (O2, CO2) khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
Gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu
Cung cấo O2 cho tế bao bà nhận CO2 do tế bào thải ra

II. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Câu 1.

* Tế bào là đơn vị cấu trúc:

– Cơ thể được cấu tạo từ nhiều hệ cơ quan; mỗi hệ cơ quan do nhiều cơ quan hợp lại; mỗi cơ quan được tập hợp bởi nhiều mô có chức năng giống nhau, mỗi mô do nhiều tế bào có hình dạng, cấu tạo và chức năng giống nhau tạo thành.

– Mọi cơ thể từ đơn bào đến đa bào đều có cấu tạo từ tế bào.

– Tất cả mọi tế bào trong cơ thể đều có cấu tạo rất giống nhau, bao gồm:

+ Màng sinh chất.

+ Chất tế bào (có chứa các bào quan).

+ Nhân tế bào gồm màng nhân, nhiễm sắc thể, nhân con. Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị cấu tạo của cơ thể.

* Tế bào là đơn vị chức năng:

Tất cả các hoạt động sống của cơ thể đều xảy ra ở tế bào như: 

– Màng sinh chất: nơi thực hiện sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường.

– Chất tế bào: là nơi xảy ra các hoạt động sống như:

+Ti thể: tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng.

+ Ribôxôm là nơi xảy ra tổng hợp prôtêin.

+ Bộ máy Côngi: thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm cho tế bào.

+ Trung thể: tham gia quá trình phân chia tế bào.

+ Lưới nội chất: tổng hợp và vận chuyển các chất,

– Nhân tế bào: có vai trò quan trọng trong sự di truyền. Nhân con có màng nhân, giúp trao đổi chất giữa nhân và tế bào chất…

– Tất cả các hoạt động nói trên xảy ra trong tế bào làm cơ sở cho các hoạt động sống của cơ thể (Hay nói cách khác các hoạt động sống của cơ thể có cơ sở là các hoạt động sống của tế bào).

+ Sự trao đổi chất của tế bào là cơ sở cho sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. 

+ Sự sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng và sinh sản của cơ thể.

+ Sự cảm ứng của tế bào là cơ sở cho sự phản ứng của cơ thể với kích thích của môi trường ngoài.

Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị chức năng của cơ thể.

Câu 2.

– Mối liên hệ về chức năng giữa hệ tuần hoàn với các hệ cơ quan đã học được phản ánh qua sơ đồ sau:

– Giải thích:

+ Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác.

+ Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động.

+ Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp các hệ này trao đổi chất.

+ Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ tiêu hoá lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ cơ quan thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.

Câu 3.

– Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:

+ Mang O2 từ hệ hô hấp và các chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hoá tới các tế bào.

+ Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.

– Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí:

+ Lấy O2 từ môi trường ngoài cung cấp cho các tế bào.

+ Thải CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.

– Hệ tiêu hoá biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho các tế bào.

III. Bài tập bổ sung

Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Nguyên nhân nào dẫn tới sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú?

a. Đứng thẳng và lao động.

b. Ăn thịt, ăn chín.

c. Có tư duy trừu tượng.

d. Sống thành xã hội.

2. Trong quá trình đông máu, loại ion nào sau đây có tác dụng biến đổi prôtêin hòa tan thành các tơ máu?

a. K+       b. Ba++.          c. Ca++              d. Mg++

3. Trong cơ thể mô biểu bì có chức năng gì?

a. Co, dãn.

b. Nâng đỡ, liên hệ.

c. Bảo vệ, hấp thụ, bài tiết.

d. Tiếp nhận, trả lời các kích thích.

4. Có 3 loại xương, đó là:

a. Xương sọ, xương chi và xương sườn.

b. Xương đầu, xương thân và xương chi.

c. Xương dài, xương ngắn và xương sọ.

d. Xưởng dài, xương ngắn, xương dẹt.

5. Máu gồm:

a. Hồng cầu và tiểu cầu.

b. Huyết tương và các tế bào máu.

c. Bạch cầu và hồng cầu.

d. Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

6. Đường dẫn khi có chức năng gì? 

a. Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.

b. Trao đổi khí ở phổi và tế bào. 

c. Làm ấm, làm ẩm không khí và bảo vệ phổi.

d. Bảo vệ hệ hô hấp.

7. Vai trò của enzim amilaza? ??

a. Là tuyến tiêu hoá nằm ở khoang miệng

b. Tiêu hoá hoàn toàn tinh bột thành đường mantozơ

c. Biến đổi tinh bột thành đường mantozơ

d. Cả a, b và c đúng

8. Chất dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thu Chủ yếu ở:

 a. Khoang miệng.

b. Ruột non

c. Dạ dày 

d. Ruột già

9. Câu nào sau đây sai?

a. Xương to ra về bề ngang nhờ sụn tăng trưởng phân chia

b. Tính chất của cơ đó là co và duỗi

c. Có 3 loại khớp là khớp bán động, khớp động và khớp bất động 

d. Xương dài hình ống, giữa chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn.

10. Ở động mạch, máu được vận chuyển nhờ:

a. Sức đẩy của tim và sự co dãn của động mạch

b. Sức hút của lồng ngực khi hít vào và sức đẩy của tim

c. Sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch và sức đẩy của tim..

d. Sức hút của tâm nhĩ và sự co dãn của động mạch

11. Câu nào dưới đây được coi là chức năng của hệ tiêu hóa của người?

a. Xử lí cơ học thức ăn

b.Thủy phân thức ăn thành các đơn phân tiêu hóa được

c. Loại bỏ thức ăn không đặc trưng cho loài

d. Cả a, b và c

12. Enzim amilaza chỉ hoạt động hiệu quả trong môi trường có: 

a. Nhiệt độ 37°C và pH là 2 – 3

b. Nhiệt độ 37°C và pH là 7,2

c. Nhiệt độ 37°C và pH là 3,7

d. Cả a, b và c đều sai.

13. Một cung phản xạ gồm đầy đủ các thành phần sau:

a. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng.

b. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng.

c. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản xạ

d. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan phản xạ.

14. Khi nhai kỹ cơm cháy trong miệng ta thấy có vị ngọt, vì:

a. Cơm cháy và thức ăn được nhào trộn kỹ.

b. Cơm cháy đã biến thành đường mantozơ.

c. Nhờ sự hoạt động của amilaza. 

 d. Thức ăn được nghiền nhỏ.

15. Các bác sĩ thường dùng ống nghe, nghe tiếng động của tim để chẩn đoán bệnh. Tiếng tim do đâu sinh ra?

a. Do sự co cơ tâm thất và đóng các van nhĩ thất

b. Do sự đóng các van tổ chim ở động mạch chủ và động mạch phổi gây ra

c. Do sự va chạm các mỏm tim vào lồng ngực

d. Câu a, b đúng.

16. Trong các yếu tố sau, yếu tố nào đóng vai trò chủ yếu làm cho công lớn nhất?

a. Tiết diện cơ to

b. Nhịp co thích hợp.

c. Khối lượng của vật tác động phải thích hợp

d. Tinh thần phấn khởi

17. Bào quan có chức năng tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng là:

a. Ti thể   b. Lưới nội chất      c. Ribôxôm      d. Bộ máy Gôngi.

18. Gặp người bị tai nạn gãy xương cần phải làm gì?

a. Đặt nạn nhân nằm yên

b. Tiến hành sơ cứu

c. Nắn lại ngay chỗ xương gãy

d. Cả a và b.

19. Hoạt động của van trong pha thất co là:

a. Van nhĩ thất mở, van động mạch đóng.

b. Cả hai van cùng mở

c. Van nhĩ thất đóng, van động mạch mở

d. Cả hai van cùng đóng.

20. Đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày là:

a. Có lớp cơ rất dày và khỏe.

b. Có 2 lớp cơ: cơ vòng và cơ dọc.

c. Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.

d. Cả a và c.

21. Enzim pepsin chỉ hoạt động hiệu quả trong môi trường có:

a. Axit HCl và nhiệt độ bình thường của cơ thể

b. Axit HCl loãng và nhiệt độ bình thường của cơ thể

c. Axit HCl đặc và nhiệt độ bình thường của cơ thể

d. Cả a và b đều sai.

22. Các bệnh nào dễ lây qua đường hô hấp?

a. Bệnh Sars, bệnh lao phổi            b. Bệnh cúm, bệnh ho gà”

c. Bệnh tả, bệnh về giun sán           d. Cả hai câu a và b đúng

23. Loại tế bào máu làm nhiệm vụ vận chuyển O2 và CO2 là:

a. Bạch cầu.     b. Hồng cầu.     c. Tiểu cầu.     d. Câu b và c

24 Ở khoang miệng, thức ăn được biến đổi về mặt cơ học: 

a. Làm nhuyễn và nhào trộn với pepsin.

b. Cắn xé, làm nhuyễn và nhào trộn với amilaza

c. Cắn xé, vo viên và nhào trộn với amilaza

d. Cắn xé, vo viên và tẩm dịch vị.

25. Câu nào sau đây là không đúng? 

a. Ở khoang miệng thức ăn được biến đổi về mặt lí học và hoá học 

b. Thức ăn lipit được biến đổi ở dạ dày

c. Biến đổi hóa học ở dạ dày là hoạt động của enzim pepsin

d. Ở ruột non sự biến đổi thức ăn chủ yếu là biến đổi hóa học

26. Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào xảy ra do:

a. Sự khuếch tán từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp hơn

b. Sự khuếch tán từ nơi có áp suất thấp đến nơi có áp suất cao hơn

c. Áp suất CO2 trong phế nang cao hơn trong máu nên CO2 ngấm từ máu vào phế nang

d. Áp suất O2 trong phế nang thấp hơn trong máu nên O2 ngấm từ phế nang vào máu

27. Chất được hấp thu và vận chuyển theo cả hai con đường máu và bạch huyết là:

a. Sản phẩm của lipit.

b. Sản phẩm của axit nuclêic .

c. Sản phẩm của prôtêin.

d. Sản phẩm của gluxit

28. Vai trò của ruột già là:

a. Hấp thụ lại nước và thải phân

b. Thải phân

c. Là nơi chứa phân

d. Cả a và c đúng

29. Giúp tế bào trao đổi chất và điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào giữ vai trò quan trọng trong di truyền là:

a. Màng sinh chất.

b. Chất tế bào

c. Nhân tế bào.

d. Câu a và c đúng.

30. Khả năng người nào đã từng một lần bị bệnh nhiễm khuẩn nào đó, sau lần đó không mắc lại bệnh đó được gọi là:

a. Miễn dịch bẩm sinh.

b. Miễn dịch chủ động

c. Miễn dịch tập nhiễm.

d. Miễn dịch bị động.

31. Do đâu khi cơ co, tế bào cơ ngắn lại?

a. Do các tơ cơ mảnh, co ngắn làm cho các đĩa sáng ngắn lại

b. Do các tơ cơ dày ngắn làm cho đĩa tối co ngắn.

c. Do sự trượt lên nhau của các tơ cơ.

d. Do tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho đĩa – sáng ngắn lại khiến tế bào cơ co ngắn.

32 Hai tinh chất cơ bản của xương là:

a. Vận động và đàn hồi.

b. Đàn hồi và rắn chắc.

c. Co rút và rắn chắc.

d. Vận động và co rút.

33. Nguồn cung cấp năng lượng cho cơ co là:

a. Sự ôxi hoá chất dinh dưỡng trong cơ.

b. Máu

c. Ôxi không khí.

d. Chất dinh dưỡng của xương.

34. Trong cơ thể có các loại mô chính:

a. Mô cơ, mô mỡ, mô liên kết và mô thần kinh.

b. Mô cơ, mô mỡ, mô liên kết và mô xương. 

c. Mô cơ, mổ biểu bì, mô liên kết và mô thần kinh.

d. Mô cơ, mô xương, mô liên kết và mô thần kinh.

35. ……………là nơi thực hiện các hoạt động sống của tế bào.

a. Màng sinh chất.

b. Chất tế bào.

c. Nhân tế bào.

d. Câu a và c đúng.

36. Gây cho cơ thể khả năng tạo ra kháng thể bằng cách tiêm chủng vắcxin được gọi là:

a. Miễn dịch bẩm sinh.

b. Miễn dịch nhân tạo

c. Miễn dịch tập nhiễm. 

d. Cả a, b và c đều sai.

37. Trong thành phần hoá học của tế bào, các hợp chất nào là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống?

a. Gluxit

b. Lipit

c. Prôtêin và axit nuclêic.

d. Nước và muối khoáng

38. Tế bào nào sau đây có kích thước lớn nhất?

a. Tế bào tinh trùng      b. Tế bào trứng

c. Tế bào thần kinh       d. Tế bào cơ

39. Về mặt sinh học, cấu thành ngữ “nhai kĩ no lâu” có ý nghĩa gì?

a. Nhai kĩ thì ăn được nhiều hơn

b. Nhai kĩ làm thức ăn biến đổi thành những phân tử rất nhỏ, tạo điều kiện cho các enzim phân giải hết thức ăn, do đó có nhiều chất nuôi cơ thể hơn.

c. Nhai kĩ thời gian tiết nước bọt lâu hơn.

d. Nhai kĩ tạo cho ta cảm giác ăn nhiều nên no lâu.

40. Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài khoảng:

a. 0,1s.        b. 0,3s.         c. 0,4s.          d. 0,85.

Đáp án: 1a, 2c, 30, 40, 5b, 61, 7c, 8b, 9a, 10a, 110, 125, 13b, 140, 150, 16a, 17a, 180, 19c, 20d, 216, 22d, 236, 24c, 25b, 26a, 27a, 28a, 290, 30c, 310, 32b, 33a, 340, 35b, 365, 370, 385, 396, 40d.

Nguồn website giaibai5s.com

Chương VI. Trao đổi chất và năng lượng-Bài 35. Ôn tập học kì I
Đánh giá bài viết