A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Nhận biết khí CO2

Khí CO2 tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 hoặc Ca(OH)2 tạo thành kết tủa trắng.

            CO2 + Ba(OH)2 (dư) → BaCO3↓ + H2O

2. Nhận biết khí SO2

Thuốc thử tốt nhất để nhận biết khí SO, là dung dịch brom dư hoặc dung dịch iot dư đều có màu đỏ nâu. Khí SO2 làm nhạt màu dung dịch nước brom hoặc dung dịch iot.

             SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

             SO2 + I2 + 2H2O → H2SO4 + 2HI

3. Nhận biết khí Cl2

Dùng giấy tẩm KI và hồ tinh bột thấm ướt để nhận ra khí clo.

Cl2 + KI → 2KCl + I2

I2 tạo với hồ tinh bột một hỗn hợp có màu xanh tím.

4. Nhận biết khí NO2

NO2 có màu nâu đỏ. NO2 phản ứng với nước tạo thành HNO3:

               4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

Nhận ra HNO3 bằng bột Cu.

5. Nhận biết H2S

H2S là khí không màu, có mùi trứng thối và độc. Khí H2S phản ứng với dung dịch muối Pbot tạo kết tủa màu đen.

H2S + Pb2+ → PbS↓ + 2H+

6. Nhận biết khí NH3

Nhận biết được khí NH3 bằng giấy quỳ tím ẩm và mùi khai đặc trưng.

Nguồn website giaibai5s.com

  1. HƯỚNG DẪN GIẢI VÀ ĐÁP ÁN BÀI TẬP SGK TRANG 239 Câu 1. Chọn C Câu 2. | Không, vì đều tạo kết tủa trắng.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3+ H20

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3+ + H2O Câu 3. Dẫn hỗn hợp khí qua nước brom, nước brom nhạt màu là khí SO2.

SO2 + Br2 + 2H2O + 2HBr + H2SO4 Đun nóng dung dịch thu được, HBr bay lên và dung dịch đậm đặc dần. Sau đó cho Cu vào dung dịch sau khi đun nóng, thu được khí SO2.

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2+ + 2H20 . Dẫn khí còn lại đi qua nước vôi trong dư thì sẽ tạo kết tủa trắng.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3+ + H2O Cho kết tủa tạo thành tác dụng với dung dịch HCl, thu được khí CO.

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2T + H20 Câu 4.

Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử. a) Cho HCl lần lượt vào các mẫu thử trên: – Mẫu thử có khí mùi trứng ung là FeS.

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2ST – Mẩu thử có khí không mùi bay ra và làm đục nước vôi trong là FeCO3.

FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + CO2 + H2O b) Cho dung dịch HCl lần lượt vào các mẫu thử trên. – Mẩu thử tạo khí mùi hắc là Na2SO3.

Na,SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO.1 + H2O – Mẩu thứ không có hiện tượng gì là Na2SO4.

Chương 8. Phân biệt một số chất vô cơ-Bài 43. Nhận biết một số chất khí
Đánh giá bài viết