A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

I. Cấu trúc phân tử

– Xenlulozơ có công thức (C6H10O5)n với phân tử khối rất lớn.

– Xenlulozơ là một polime hợp thành từ các mắt xích β-glucozơ bởi các liên kết β–1,4_glicozit, phân tử xenlulozơ không phân nhánh, không xoắn. 

– Mỗi mắt xích C6H10O5 có 3 nhóm OH tự do, công thức cấu tạo thu gọn của xenlulozơ là [C6H6O5(OH)3].

II. Tính chất hóa học

1. Phản ứng của polisaccarit

Xenlulozơ bị thủy phân trong môi trường axit đun nóng tạo ra glucozơ.

2. Phản ứng của ancol đa chức

– Xenlulozơ phản ứng với hỗn hợp (HNO3 + H2SO4) đặc hoặc anhiđrit axetic, cho este là xenlulozơ trinitrat:

Các sản phẩm thu được có thể dùng để chế tạo thuốc súng không khói hoặc tơ…

Nguồn website giaibai5s.com

  1. HƯỚNG DẪN GIẢI VÀ ĐÁP ÁN BÀI TẬP SGK TRANG 49 – 50 Câu 1. Chọn B Câu 2. Chọn A Câu 3.
  2. a) Xenlulozơ có phân tử khối rất lớn (khoảng 1000000 – 2400000). Trong xenlulozơ có mắt xích 8-glucozơ nối với nhau bởi các liên kết 3–1,4-glucozit, phân tử xenlulozơ không phân nhánh, không xoắn. – Amilozơ do các gốc a-glucozơ nối với nhau bởi liên kết a-1,4– glucozit tạo thành chuỗi dài không phân nhánh và xoắn lại thành

hình lò xo. Mỗi vòng xoắn gồm 8 mắt xích a-glucozơ.

– Amilopectin do các gốc a-glucozơ nối với nhau bởi liên kết a-1,4glucozit tạo thành một chuỗi. Do có thêm liên kết từ C của chuỗi này với C6 của chuỗi kia qua nguyên tử 0 (gọi là liên kết x-1,6– glucozit) nên chuỗi bị phân nhánh. b) Sợi bông vừa bền chắc, vừa mềm mại hơn sợi bún khô, mì khô, miến khô vì: Tinh bột có 2 loại amilozơ và amilopectin thường không tách rời nhau, trong mỗi hạt tinh bột, amilopectin là vỏ bao bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan được trong nước còn amilopectin hầu như không tan, trong nước nóng amilopectin trương lên tạo thành hồ. Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột. Trong mỗi hạt tinh bột thông thường, lượng amilopectin chiếm khoảng 80%, amilzơ chiếm khoảng 20%, nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì, thường có độ dẻo bình thường. Tinh bột trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amilopectin rất cao (khoảng 98%) làm cho cơm nếp, ngô

nếp luộc, … rất dẻo, tới mức dính. Câu 4.

  1. a) Xenlulozơ có thể chế biến thành sợi tự nhiên hoặc sợi nhân tạo vì xenlulozơ hòa tan trong nước Svayde hoặc este của nó như xenlulozơ triaxetat [C6H7O2(OCOCH3)3]n đều có thể kéo thành sợi được. Trái lại, tinh bột không có tính chất đó. b) Khi H2SO4 đặc rơi vào quần áo, xenlulozơ trong vải bông sẽ bị oxi hóa tạo ra nhiều sản phẩm, trong đó có cacbon. Còn khi HCl rơi vào quần áo vải bông thì quần áo sẽ bị mủn dần rồi bục ra do

xenlulozơ bị phân hủy trong môi trường axit. Câu 5.

, (C6H;O2(OH)3)n + 2n(CH,CO),0 → [C&H:02(OCO-CH3)2(OH)],

+ 2nCH3COOH [C&H,O,(OH)2)n + 3n(CH2C02)0 → [C6H4O2(OCO-CH3)3la

+ 3nCH3COOH Câu 6. | Số mắt xích C6H10O5 trong phân tử xenlulozơ khoảng:

1000000

6172,8 đến 2400000 = 14814,8 (mắt xích).

162 Chiều dài của mạch xenlulozơ:

6172,8.5.10-10 = 3,0864.10m đến 14814,8.5.10-10 = 7,4074.10-om.

Chương 2. Cacbohidrat-Bài 8. Xenlulozơ
Đánh giá bài viết