Văn bản:
QUA ĐÈO NGANG
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Đây là bài thơ của một cây bút làm thơ Đường luật rất tài hoa, trang nhã, “tả cảnh ngụ tình” rất khéo léo.
Một hồn thơ có tâm tư hoài cổ, bàng bạc một nỗi buồn kín đáo, nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn . .
Từ cảnh vật Đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan đã đưa tâm hồn nghệ sĩ đang có những sóng lòng ngổn ngang vào chan hoà với cảnh thiên nhiên có vẻ hoang sơ. Cảnh tượng hiện ra vào một buổi chiều tà bóng xế khi đi qua Đèo Ngang là bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc, đường nét và âm thanh, tiếng chim kêu thiết tha khắc khoải được cảm nhận như là một nỗi niềm đau lòng nhớ nước, thương nhà.
Bài thơ giàu nhạc điệu, tạo nên vẻ đài các, trang nhã rất chuẩn mực của thơ Đường. Do nghệ thuật dùng từ và diễn tả tài tình, bài Qua Đèo Ngang gieo vào lòng ta một cảm giác bâng khuâng, một nỗi buồn man mác.
Nhà thơ đã sử dụng thành thạo các từ láy, từ tượng hình, tượng thanh, cách chơi chữ đồng âm trong thơ.
II. TRẢ LỜI C U HỎI 1. Nhận dạng thể thơ, số câu, số chữ, cách hiệp vần? Phép đối giữa
các câu.
– Là bài thơ Đường luật, thất ngôn bát cú. Đây là loại thơ chính và thông dụng nhất của thơ Đường.
– Số câu – chữ: 8 câu 7 chữ = 56 chữ – Gieo vần: thường dùng vần bằng ở các chữ cuối các câu.
Gieo vần không hiệp với nhau gọi là lạc bận hoặc gượng ép. Vần chính là những tiếng đọc theo một dấu như ta với ta, bể với kể. Vân thông thường là những tiếng có giọng đọc tương tự nhau như co với tố, manh với mình.
* Đối: Trong bài thơ bát cú, câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6 trên hai phương diện.
+ Đối ý: ý tưởng của hai câu phải cân xứng với nhau.
+ Đối chữ: gồm có đối thanh: tiếng bằng đối với tiếng trắc và ngược lại. Chữ có một loại với nhau (tính từ – tính từ, danh từ – danh từ…)
Ví dụ: lom khom – lác đác (bằng – trắc, đều là từ láy) tiều vài chú – chợ mấy nhà (bằng – trắc, cùng cụm danh từ) nhớ nước – thương nhà (trắc – bằng, cùng cụm động từ)
quốc quốc – gia gia (trắc – bằng, cùng từ tượng thanh). 2. Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào? Tâm trạng? – Cảnh tượng Đèo Ngang hiện ra trước mắt của Bà Huyện Thanh Quan vào lúc chiều tà bóng xế.
– Thời điểm đã gợi cảnh cho tác giả bộc lộ tâm trạng.
Sau bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc đường nét và âm thanh, tác giả hiện ra trong tranh bằng hành động “dừng chân”. Mở đầu bài thơ là “bước tới” rồi nhường chỗ cho thiên nhiên. Đến đây nhà thơ dừng chân, đối
mặt với thiên nhiên trong cái nhìn khái quát: trời, non, nước. Trời rộng, non cao, nước mênh mông. Thiên nhiên lớn lao rợp ngợp trong khi đó con người thì cô đơn, bé nhỏ. | Bài thơ còn được cảm nhận bằng âm thanh. m thanh do những con vật hoang dã gợi lên: quốc quốc, gia gia. Tiếng chim kêu thiết tha khắc khoải được cảm nhận như là một nỗi đau lòng nhớ nước, một niềm thương nhà. 3. Các chi tiết miêu tả? * Nhà thơ đã nhìn rất gần cảnh vật trên đèo, vì thế mà cảnh không phải là hùng vĩ, hiểm trở. Đèo Ngang hiện ra trong rậm rạp, hoang vu:
“Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” Hai từ “chen” nêm vào giữa hai vế của câu thơ gợi ấn tượng đây chật chội, “rậm rạp” của con đèo. Trong thơ có năm thứ: cỏ, cây, hoa, lá, đá, thật ra thì có đến bốn thứ chính là cỏ, cây và lá, hoa cũng thuộc cỏ và cây thôi.
giaibai5s.com
Viết tách như vậy gợi ấn tượng nhiều loại cho nên phải chen lấn nhau để tồn tại. * Phóng tầm mắt ra xung quanh, nhà thơ đưa thêm vào hai chi tiết: mấy chú tiều phu, mấy ngôi nhà chợ. Những chi tiết này là dấu hiệu cuộc sống của con người. Nhưng con người thì vừa ít ỏi (vài chú), vừa nhỏ nhoi (lom khom), bị chìm hút đi dưới núi. Chợ thì lèo tèo (mấy nhà) lại thưa thớt (lác đác), thành ra có thêm chi tiết về con người nhưng chỉ làm tăng thêm sự hoang vu cô tịch của Đèo Ngang.
Cảnh Đèo Ngang được nhà thơ cảm nhận trước hết bằng thị giác (bốn câu đầu), tiếp đến bằng thính giác (hai câu tiếp). Qua sự cảm nhận bằng mắt, bằng tai ấy, tình cảm của nhà thơ sâu lắng dần, nỗi niềm tâm sự mỗi
hêm dồn nén, chất chứa và cô đọng lại thành một nỗi buồn, nỗi cô đơn không thể chia sẻ cùng ai. 4. Hãy nhận xét cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan
* Cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan là một cảnh thiên nhiên đẹp nhưng buồn. Núi đèo thì bát ngát, cỏ cây chen chúc, nhưng sự sống của con người còn thưa thớt hoang sơ.
* Cảnh được miêu tả là buổi chiều tà, sẵn có tâm trạng cô đơn nên nhà thơ không gọi được lên cảm giác vui tươi, sống động. 5. Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi đi qua
Đèo Ngang – Là một tâm trạng cô đơn, buồn bã. – Bà đã mượn cảnh để tả tình một cách trực tiếp:
“Một mảnh tình riêng ta với ta”. Một niềm riêng đó có thể là một khao khát hạnh phúc, cũng có thể là niềm nhớ nước thường nhà đồng vọng trong tiếng chim kêu khi toàn cảnh Đèo Ngang nhuộm trong chiều tà bóng xế.
– Ấn tượng chung là buồn, một nỗi buồn của người phụ nữ lẻ loi, đơn chiếc. 6. Nói một mảnh tình riêng trong một không gian rộng lớn như trời,
non, nước có gì khác với cách nói một mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp?
– Nếu nói một mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp thì sự đối lập giữa cảnh và tình không rõ lắm. Nhưng nói một mảnh tình riêng trong một không gian rộng lớn như trời, non, nước… thì sự đối lập của tâm trạng con người với cảnh sẽ thấy rõ hơn.
– Đó là sự đối lập riêng – chung, rộng lớn – bé nhỏ, giữa thiên nhiên và con người. Và từ đó nỗi cô đơn càng tăng thêm.
giaibai5s.com
III. LUYỆN TẬP 1. Tìm hiểu hàm nghĩa của cụm từ “ta với ta”
– Đọc hai câu thơ cuối, ta thấy nhà thơ như muốn đối lập giữa trời, non, nước và ta với ta..
– Một mình tác giả cô đơn, quạnh quẽ giữa trời đất bao la, núi non trùng điệp và sóng nước mênh mông, bát ngát.
– Ba chữ ấy đọc lên như một khối cô đơn lạnh lùng, như có thể cảm giác được sự cô đơn đến lạnh người. Đó là mảnh tình riêng trong một không gian chiều tà. | Nếu như từ “ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến chỉ để diễn tả tình bạn tri âm, tri kỉ không cần vật chất, chỉ hai mặt người nhìn nhau thì “ta với ta” của Bà Huyện Thanh Quan lại xoáy vào tâm trạng cô đơn, quạnh quẽ lúc bấy giờ của bà.
Bài 8: Văn bản: Qua Đèo Ngang – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
5 (100%) 6 votes