Văn bản:
BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA
(Thiên Trường vãn vọng)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Qua cái nhìn man mác và cảm xúc lắng đọng của nhà vua, ngôn ngữ và hình tượng thơ đầy âm thanh màu sắc đã vẽ nên bức tranh quê mang một vẻ đẹp thái bình thịnh trị. Đây là bức tranh quê đậm nhạt, mờ sáng rất đẹp và tràn đầy sức sống.
Bài thơ được viết từ vùng Thiên Trường – mảnh đất “phát nghiệp để vương”, gợi tả cái nhìn và cảm xúc của nhà vua trước cảnh xóm thôn, đồng quê của vùng Thiên Trường (ngoại thành Nam Định). Thiên Trường thuở ấy, đường sá rộn rịp ngựa xe và có biết bao cung điện vua chúa nhà Trần. Nhưng Trần Nhân Tông không nói đến lầu son gác tía, bệ ngọc ngai vàng, không nói đến tráng lệ nguy nga mà chỉ nói đến cảnh vật đồng quê. Như vậy là cốt cách và hồn thơ của nhà vua rất bình dị, dân dã… nhìn cảnh sắc thiên nhiên, thể hiện lòng yêu đất nước quê hương. Đây quả là một tâm hồn thanh cao, yêu đời.
giaibai5s.com
Trước cảnh tượng đó khiến ta nhớ đến một triều đại nhà Trần trong lịch sử nước ta, đó là thời đại có những ông vua có tâm hồn cao đẹp. Bài thơ tiêu biểu cho thơ ca của một thời đại vàng son vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến nước ta. Vua Trần Nhân Tông viết bài thơ này sau năm 1988, khi giặc Nguyên – Mông đã bị đánh bại. Nước Đại Việt thanh bình, yên vui.
Qua những cụm từ, câu thơ tinh tế, gợi cảm, giàu liên tưởng, đọc lên ta cảm thấy sảng khoái, thú vị.
Bằng những chi tiết gợi tả tiêu biểu, bài thơ đã khắc hoạ được cảnh sắc lúc chiều về, vừa trầm lắng, vừa ấm cúng. Một bút pháp nghệ thuật cổ điển tài hoa, thể hiện một tâm hồn thanh cao, yêu đời.
II. TRẢ LỜI C U HỎI 1. Về thể thơ, bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
giống với bài thơ nào đã học? Đặc điểm của thể thơ đó?
* Về thể thơ, bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra giống với bài thơ Nam quốc sơn hà. * Đây là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt gồm 4 câu 7 chữ, tổng cộng 28 chữ, cách hợp vần ở chữ cuối câu 1, 2 và 4. 2. Cụm từ “nửa như có, nửa như không có nghĩa gì? Hãy hình dung
quang cảnh ở câu thơ thứ 2?
– Cụm từ “nửa như có, nửa như không” phản ánh cái thời điểm nhìn cảnh vật vào lúc chiều sắp tối.
– Cảnh tượng chung là xóm trước, thôn sau bắt đầu chìm dần vào đêm tối. Không gian có thể vào mùa thu, đông, có bóng chiều đổ xuống chập chờn vào lúc giao thời giữa ngày và đêm, giữa sáng và tối, nên nhà thơ có cảm nhận “nửa như có, nửa như không”. 3. Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả vào thời điểm nào trong
ngày và gồm những chi tiết gì? – Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả vào buổi chiều đang tàn trong ngày. – Gồm những chi tiết:
+ Ánh sáng mờ mờ như khói phủ, trong đó rộn rã âm thanh của trẻ chăn trâu thổi sáo và sắc trắng của cánh cò bay sà dần xuống đồng. Ở đây có sự hoà điệu của màu sắc với âm thanh và cảnh vật của một buổi chiều.
+ Cảnh trẻ thổi sáo cho trâu về chuồng, nhà thơ cảm nhận như cảnh trâu đi trong tiếng nhạc, là một vẻ đẹp vui, lạ, một ý thơ rất thơ.
+ Cánh cò trắng chập chờn trên mặt ruộng lúa xanh cũng nói lên sự bình yên của xóm làng.
Tất cả đều đẹp, vui. Đẹp vui ấy đi đôi với ấm no, hạnh phúc trong thái bình.
giaibai5s.com
4. Tâm hồn của tác giả trước cảnh tượng đó?
Tâm hồn của tác giả là tâm hồn một ông vua trước cảnh tượng đó khiến ta nhớ đến một triều đại nhà Trần trong lịch sử nước ta, đó là thời đại vua có những ông vua tâm hồn cao đẹp.
Như vậy đây là bài thơ tiêu biểu cho thơ ca một thời đại vàng son vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến nước ta. Nó đã đi qua bao thế kỉ mà vẫn có sức biểu cảm mạnh mẽ vô cùng. 5. Phát biểu suy nghĩ của em? Bài thơ đã đặt ra một vấn đề: Tại sao một ông vua lại nhìn ra, cảm nhận được cảnh tượng này?
y là vì thời Lí, Trần, nhà vua còn gần gũi dân, biết dựa vào dân, chứ không phải như đời sau, khi chế độ phong kiến đã đối lập với dân.
Hơn nữa, đây là một ông vua đã từng cùng nhân dân chống giặc, vượt qua bao gian nguy mới giành được cảnh bình yên cho đất nước.
Cho nên, con mắt nhà vua không những chỉ thấy đẹp mà trái tim nhà vua còn thấy vui trước một vài nét quê mùa, bình dị: mái tranh trong ánh chiều, bước chân trâu đi, cánh cò, tiếng sáo. Bởi tất cả những cái đó, nhà vua cũng như nhân dân đã giành được, đã bảo vệ bằng xương máu của bản thân mình, của nhân dân mình.
Bài thơ giản dị, chân chất mà niềm vui bên trong thật lớn lao và sâu sắc chứng tỏ tác giả là người tuy có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã.
Bài 6: Văn bản: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
5 (100%) 3 votes