TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ VĂN BIỂU CẢM 1. Nhu cầu biểu cảm của con người
– Nhu cầu biểu cảm của con người thường muốn thể hiện với các đối tượng: người thân, bạn bè, thầy cô, phong cảnh làng xóm, đất nước… từ tình cảm đối với giá trị đạo đức đến văn học nghệ thuật..
– Trong đời sống, có lúc chúng ta buồn, vui, thương yêu, tự hào, căm giận… chúng ta muốn chia sẻ để niềm vui tăng lên… nỗi buồn vơi đi, thương yêu, tự hào, căm giận được thể hiện ra lời nói hành động.
– Câu ca dao thứ nhất không phải kể chuyện về con cuốc. Đó là câu nói hối tiếc đến một cái gì đã mất, không thể tìm lại được (con cuốc là hình tượng vua Thục để mất nước, khi chết hoá thành con cuốc dóng lên tiếng kêu tiếc nuối đất nước).
– Câu ca dao thứ hai là sự cảm nhận của con người trước cảnh vật. Đó là biểu hiện cảm xúc mênh mông, vời vợi do ngoại cảnh tạo nên.
Nếu hai câu đầu cô gái đã phóng tầm mắt nhìn cánh đồng để có cảm xúc “bát ngát mênh mông” thì ở hai câu cuối cô gái lại tập trung quan sát và đặc tả riêng về “chẽn lúa đòng đòng” mà liên hệ so sánh với bản thân mình bằng một biểu cảm hồn nhiên. 2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm
a. Hai đoạn văn biểu đạt những nội dung gì? Có đặc điểm gì? Hai đoạn văn có cách biểu cảm khác nhau (trên SGK):
– Đoạn (1) là biểu cảm trực tiếp. Người viết gọi tên đối tượng biểu cảm, nói thẳng tình cảm của mình. Cách này thường gặp trong thư từ, nhật kí, văn chính luận.
– Đoạn (2) bắt đầu bằng miêu tả tiếng hát đêm khuya trên đài, rồi im lặng, rồi tiếng hát tâm hồn trong tưởng tượng.
b. Thấm nhuần tư tưởng nhân văn?
Đoạn (2): Tiếng hát của cô gái biến thành tiếng hát của quê hương, của ruộng vườn, của nơi chôn nhau cắt rốn, của đất nước.
c. Phương thức biểu đạt tình cảm?
Đoạn (2): Tác giả không nói trực tiếp, mà gián tiếp thể hiện tình yêu quê hương. Đây là cách biểu cảm thường gặp trong tác phẩm văn học.
11.
II. LUYỆN TẬP 1. So sánh hai đoạn văn, cho biết đoạn nào là văn biểu cảm, vì sao? Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy.
a. Hải đường là văn miêu tả, có tính chất minh hoạ (phân loại thực vật).
b. Bài văn vừa tả, vừa kể về hoa hải đường, nhưng khác với đoạn văn trên (a), đoạn văn này có những cảm xúc mang ý nghĩa biểu cảm trực tiếp
giaibai5s.com
như “hàng trăm đóa ở đầu cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc” và “Hoa hải đường rạng rỡ nồng nàn, nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum muốn phong lại cái nụ má lúm đồng tiền”. 2. Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm trong hai bài thơ Nam quốc sơn hà
và Tụng giá hoàn kinh sư?
Cả hai bài thơ Nam quốc sơn hà và Tụng giá hoàn kinh sư đều là văn biểu cảm trực tiếp, cả hai bài đều biểu hiện trực tiếp tư tưởng, tình cảm, không qua một phương tiện trung gian như miêu tả, kể chuyện. 3. Kể tên một số bài văn biểu cảm mà em biết? Tên một số bài văn biểu cảm:
– Cổng trường mở ra – Tiếng hát than thân (ca dao)
– Cây tre Việt Nam. 4. Các em học sinh sưu tầm và chép ra giấy một số đoạn văn xuôi
biểu cảm.
Bài 5: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
5 (100%) 5 votes