I. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 

Câu 1. Hãy giải thích sơ đồ:
ADN (gen) → mARN → Prôtêin → Tính trạng 

Hướng dẫn trả lời:

Sơ đồ trên khái quát mối liên hệ giữa gen và tính trạng: gen (ADN) → mARN → Prôtêin → Tính trạng. Mối liên hệ này cho thấy ADN làm khuôn mẫu tổng hợp mARN diễn ra ở trong nhân, mARN làm khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin diễn ra ở tế bào chết cấu thành prôtêin và biểu hiện thành tính trạng.

Bản chất của mối quan hệ này là trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN, trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc một của prôtêin, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

Câu 2. Hãy giải thích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Người ta vận dụng mối quan hệ này vào thực tiễn sản xuất như thế nào?

Hướng dẫn trả lời: 

Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Bố mẹ không truyền cho con cái những tính trạng (kiểu hình) đã được hình thành sẵn mà chỉ truyền cho con một kiểu gen quy định cách phản ứng trước môi trường. Các tính trạng chất lượng như các tính trạng về hình dáng, màu sắc,… phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, không hoặc rất ít chịu ảnh hưởng của môi trường. Còn tính trạng số lượng (cân, đong, đo, đếm…) chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường nên biểu hiện rất khác nhau. Người ta vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với các tính trạng số lượng, tạo điều kiện thuận lợi nhất để kiểu hình phát triển tối đa nhằm tăng năng suất và hạn chế các điều kiện ảnh hưởng xấu, làm giảm năng suất. 

Câu 3. Vì sao nghiên cứu di truyền người cần phải có những phương pháp thích hợp? Nêu những điểm cơ bản của các phương pháp nghiên cứu đó? 

Hướng dẫn trả lời:

Việc nghiên cứu di truyền ở người gặp những khó khăn: 

– Người sinh sản chậm và đẻ ít con.

– Vì lí do xã hội, không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến vì vậy người ta đã đưa ra một số phương pháp nghiên cứu thích hợp, thông dụng, đơn giản dễ thực hiện, hiệu quả cao đó là phương pháp nghiên cứu phả hệ và trẻ đồng sinh.

a) Phương pháp phả hệ:

Là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó (trội, lặn, do một hay nhiều gen kiểm soát).

b) Nghiên cứu trẻ đồng sinh:

Giúp ta hiểu rõ vai trò của kiểu gen, vai trò của môi trường đối với sự hình thành tính trạng. Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng có thể xác định là chủ yếu, tính trạng nào chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên và xã hội. 

Câu 4. Sự hiểu biết về Di truyền học tư vấn có tác dụng gì? 

Hướng dẫn trả lời: 

Di truyền học tư vấn là một lĩnh vực của di truyền học kết hợp các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hiện đại về mặt di truyền cùng với nghiên cứu phả hệ.

Chức năng của ngành này là chẩn đoán, cung cấp thông tin cho lời khuyên về khả năng mắc bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã mắc bệnh di truyền nào đó để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Câu 5. Trình bày những ưu thế của công nghệ tế bào. 

Hướng dẫn trả lời:

Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

Công nghệ tế bào giúp nhân giống vô tính nhanh chóng các giống cây trồng, tạo ra một số lượng lớn cây giống trong thời gian ngắn, đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Câu 6. Vì sao nói Kĩ thuật gen có tầm quan trọng trong Sinh học hiện đại? 

Hướng dẫn trả lời:

Kĩ thuật gen có tầm quan trọng trong sinh học hiện đại vì kĩ thuật gen là tập hợp những phương pháp tác động định hướng lên ADN cho phép chuyển thông tin di truyền từ một cá thể của loài này sang cá thể thuộc loài khác. Trong sản xuất và đời sống, kĩ thuật gen được ứng dụng để chuyển gen, tạo các chủng vi sinh vật mới, các thực vật và động vật chuyển gen.

Câu 7. Vì sao gây đột biến nhân tạo thường là khâu đầu tiên của chọn giống? 

Hướng dẫn trả lời:

Đột biến nhân tạo thường là khâu đầu tiên trong chọn giống vì: đột biến nhân tạo được sử dụng làm nguyên liệu cho chọn giống. Từ các chủng bị đột biến người ta mới tiến hành chọn lọc và nhân lên các dòng đột biến có lợi cho con người.

Câu 8. Vì sao tự thụ phấn và giao phối gần gây thoái hóa giống nhưng chúng vẫn được dùng trong chọn giống? 

Hướng dẫn trả lời:

Tự thụ phấn và giao phối gần đưa đến thoái hóa giống nhưng chúng vẫn được dùng trong chọn giống vì: Trong chọn giống người ta

dùng các phương pháp này để củng cố và giữ tính ổn định của một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần có các cặp gen đồng hợp, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.

Câu 9. Vì sao ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ?

 Hướng dẫn trả lời:

Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ vì nếu dùng con lai F1 làm giống thì ở các đời sau, qua phân li sẽ xuất hiện các kiểu gen đồng hợp về các gen lặn có hại, làm ưu thế lai giảm. 

Câu 10. Nêu những điểm khác nhau của hai phương pháp chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể. 

Hướng dẫn trả lời: 

Điểm khác nhau của phương pháp chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể:

Năm chọn lọc Chọn lọc hàng loạt
(một lần)
Chọn lọc cá thể
Năm thứ nhất Gieo trồng giống khởi đầu chọn cây ưu tú, hạt của các cây này đem trộn lẫn để làm giống vụ sau. Gieo trồng giống khởi đầu, chọn cá thể tốt nhất, hạt các cây này gieo riêng từng dòng để so sánh.
Năm thứ hai So sánh “giống chọn hàng loạt” với giống khởi đầu và giống đối chứng để chọn giống tốt phù hợp với mục đích đề ra. So sánh các dòng chọn lọc cá thể với nhau, so sánh với fioosng khởi đầu và giống đối chứng để chọn dòng tốt nhất đáp ứng yêu cầu đặt ra.

 

Bài 40. Ôn tập phần Di truyền và biến dị
Đánh giá bài viết