B1: PH thảo luận cùng con về nhịp sống tự nhiên hằng ngày :

– PH nêu : Mỗi ngày có ban ngày và ban đêm, hết ngày rồi lại đến đêm… Ngày nào cũng có buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối, …

– PH có thể hỏi, chẳng hạn : “Lúc 5 giờ sáng con đang làm gì ?” (Con đang ngủ); “Lúc 11 giờ trưa con đang làm gì ?” (Con đang ăn cơm cùng các bạn); “Lúc 3 giờ chiều con đang làm gì ?” (Con đang học bài tại lớp) và “Lúc 8 giờ tối con đang làm gì ?” (Con đang xem ti vi).

Mỗi khi trẻ trả lời, PH quay kim trên mặt đồng hồ bằng bìa (trong bộ đồ học Toán 2) chỉ đúng vào thời điểm của câu trả lời.

B2 : Giới thiệu các buổi trong ngày và cách đọc số giờ lớn hơn 12 :

– PH giới thiệu tiếp : “Một ngày có 24 giờ. Một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau”. Sau đó hướng dẫn trẻ đọc bảng phân chia thời gian trong ngày (đã nêu trong SGK), từ đó biết cách gọi đúng tên các giờ trong ngày.

– Cho trẻ nhắc lại bảng nêu trên (trong SGK).

– Cho trẻ luyện tập củng cố bằng cách quay kim đồng hồ và yêu cầu trả lời các câu hỏi, chẳng hạn : “2 giờ chiều còn gọi là mấy giờ ?” (lấy 12 + 2 được 14 giờ) hoặc :”23 giờ còn gọi là mấy giờ ?” (lấy 23 – 12 được 11 giờ đêm); “Phim truyền hình thường được chiếu vào lúc 18 giờ tức là lúc mấy giờ ?” (6 giờ tối).

(Lưu ý : Đôi khi ta có thể nói : “14 giờ chiều”; “23 giờ đêm”…)

B3 : Giới thiệu sơ lược về đồng hồ điện tử :

Mặt hiện số của đồng hồ điện tử cho biết đồng hồ đang chỉ mấy giờ (từ 0 giờ đến 24 giờ, chưa giới thiệu về phút, giây). Ví dụ : đồng hồ đang chỉ 15 giờ hay 3 giờ chiều. Đối chiếu với đồng hồ để bàn, PH giúp trẻ nhận biết : 3 giờ chiều được thể hiện bằng “15:00” trên mặt hiện số của đồng hồ điện tử.

B4: Luyện tập (sử dụng SGK) :

– Trẻ xem tranh ở SGK, đọc giờ (đúng) trên đồng hồ và nêu, chẳng hạn : “Em chơi bóng lúc 5 giờ chiều (hoặc lúc 17 giờ)” V.V…

– Trẻ đọc giờ (đúng) trên mặt đồng hồ điện tử, chẳng hạn :

là 20 giờ hay 8 giờ tối.

– Trẻ quay kim đồng hồ để chỉ, chẳng hạn : 13 giờ, 19 giờ, 8 giờ, 22 giờ, v.v…

– PH nếu chẳng hạn : 5 giờ, 14 giờ, 18 giờ, 24 giờ để trẻ quay kim đồng hồ.

Nguồn website giaibai5s.com

Bài 3. Giúp trẻ học chương III “Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100”-V. Cách dạy trẻ về ngày, giờ và xem đồng hồ
Đánh giá bài viết