Văn bản: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
| I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Đây là bài văn nghị luận hỗn hợp, tác giả đã khéo kết hợp một cách chặt chẽ giữa những thao tác: “giải thích, chứng minh, bình luận” về “đức tính giản dị của Bác Hồ trong đời sống. Qua bài văn nghị luận này, tác giả đã nêu cao lòng kính yêu và biết ơn Bác Hồ trong tâm hồn mỗi người chúng ta.
– Đặc điểm nghệ thuật nghị luận trong bài văn Đức tính giản dị của Bác Hồ là thể hiện một lối viết rất đặc sắc, mẫu mực. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc | sảo, dẫn chứng cụ thể có chọn lọc, rất khúc chiết, sáng tỏ, lời bình luận đầy thuyết phục với giọng văn sôi nổi, tâm huyết và trang trọng, tự hào II. TRẢ LỜI C U HỎI 1. Nếu luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu.
Để làm rõ đức tính của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở phương diện nào?
Ở đoạn mở đầu, tác giả đã nêu luận điểm chính của toàn bài là:
+ Khẳng định sự nhất quán” trong nhân cách vĩ đại của Bác Hồ: “đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn”.
+ Tác giả đã chứng minh: Bác Hồ suốt đời “vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng”. Người đã sống và chiến đấu vì một lí tưởng cao quý “tất cả vì nước, vì dân”. 2. Tìm hiểu trình tự lập luận của tác giả trong bài, và trên cơ sở đó
nếu bố cục của bài văn
Lập luận của tác giả trong bài là khẳng định đạo đức của Bác Hồ bằng lí lẽ đanh thép hùng hồn, ngôn từ chuẩn mực, đĩnh đạc, biểu cảm: “đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất ” “vô cùng giản dị và khiêm tốn với đời sống bình thường”. Đó là một cuộc đời sóng gió” “vẫn giữ nguyên được phẩm chất cao quý”.
Từ lập luận đó, ta có thể thấy bố cục của bài văn. Mở bài:
– Sự nhất quán của cuộc đời cách mạng và cuộc sống giản dị, khiêm tốn của Bác Hồ.
Thân bài:
Chứng minh sự giản dị, khiêm tốn của Bác Hồ trong sinh hoạt, chân lí sống, làm việc.
– Bữa ăn chỉ vài món đơn giản. – Nhà ở chỉ có vài phòng, ở dưới là nơi làm việc, trên là chỗ nghỉ ngơi.
147
giaibai5s.com
– Công việc từ nhỏ đến lớn đều tự tay làm lấy, không cần đến người phục vụ.
– Sự giản dị trong đời sống riêng tư gắn liền với tinh thần phong phú cao đẹp.
– Giản dị, dễ hiểu trong cách nói, cách viết. Kết luận: Khẳng định đức tính đáng quý của Bác Hồ. 3. Nghệ thuật chứng minh của đoạn văn từ “Con người của Bác” đến | “Nhất, Định, Thắng, Lợi”. | Vào đầu đoạn văn tác giả chứng minh sự giản dị của Bác Hồ thể hiện ở bữa ăn, căn nhà ở, lối sống. Tiếp theo tác giả đưa ra những chứng cứ để làm rõ từng điểm trong sinh hoạt của Bác:
– Bữa ăn chỉ có vài ba món ăn đơn giản. – Khi ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
– Ăn xong, bát đĩa đều sạch, để gọn gàng, thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất. Cuối cùng tác giả đưa ra nhận xét về ý nghĩa sâu xa sự giản dị trong bữa ăn của Bác:
“Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…” | Những chứng cứ ở đoạn này rất giàu tính thuyết phục.
| – Luận cứ toàn diện (giản dị trong đời sống thường và lối làm việc, lối nói và viết).
– Các dẫn chứng dẫn ra rất phong phú, cụ thể, chính xác.
– Những dẫn chứng tác giả nói ra lại được đảm bảo bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài, gắn bó giữa tác giả và Bác Hồ.
– Ngoài ra những dẫn chứng mà tác giả nêu lên thường gắn liền với những sáng tác văn học nói đến sự sống giản dị của Bác Hồ (bộ quần áo nâu, đôi dép cao su). 4. Trong đoạn văn: “Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”. Tác giả đã dùng những phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác?
Trong đoạn văn trên tác giả đã dùng phép lập luận là đưa ra luận điểm, nêu luận cứ, dẫn chứng để chứng minh rồi nêu lên phần đánh giá bình luận của tác giả ở từng đoạn, thường là sau dẫn chứng, mỗi khi kết thúc một luận cứ.
Ví dụ:
“Một đời sống như vậy, thanh bạch và tao nhã biết bao” – câu bình luận sau các câu: “ở việc làm nhỏ đó… đến người phục vụ”, cách lập luận như vậy làm cho người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác Hồ.
III. LUYỆN TẬP 1. Các em tìm một số ví dụ để chứng minh sự giản dị trong thơ văn của Bác.
Gợi ý:
– Tìm đọc lại những lời kêu gọi và chúc tết và kể chuyện về Bác Hồ (qua , các sách báo). 2. Qua bài văn này em hiểu đức tính giản dị của Bác Hồ. Đó là đạo đức “trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”. Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ là bài học quý báu đối với tuổi học sinh chúng ta cả về tư tưởng, cuộc sống, cả về ý nghĩa của văn chương.
Bài 23: Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
4.8 (95.56%) 9 votes