CHUYỂN ĐỔI C U CHỦ ĐỘNG
THÀNH C U BỊ ĐỘNG
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN A. Câu chủ động và bị động 1. Xác định chủ ngữ trong mỗi câu:
a. Mọi người yêu mến em (chủ ngữ: mọi người)
b. Em được mọi người yêu mến (chủ ngữ: Em) 2. Chủ ngữ trong câu a biểu thị người thực hiện một hoạt động hướng đến người khác (chủ ngữ trong câu biểu thị chủ thể của hoạt động).
Chủ ngữ trong câu b biểu thị người được hoạt động của người khác hướng tới (chủ ngữ trong câu b biểu thị đối tượng của hoạt động). B. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động 1. Chọn câu a hay b để điền vào chỗ có ba chấm trong đoạn trích trên SGK:
Câu b được lựa chọn để điền vào chỗ trống trong đoạn trích:
“Thuỷ phải xa lớp, theo mẹ về quê ngoại. Một tiếng ô nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “Vua toán” của lớp từ mấy năm nay. Em được mọi người yêu mến, tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến”. 2. Chọn cách viết như trên đoạn văn liên kết hơn, có ấn tượng hơn, dễ hiểu và hợp lôgích hơn, nếu các câu sau tiếp tục nói về Thủy (qua chủ ngữ em).
II. LUYỆN TẬP
Các câu bị động trong đoạn trích trên SGK: … Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê… … Tác giả “Mấy cần thơ” được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
(Tác giả chọn viết loại câu bị động để tránh lặp lại và liên kết câu trong đoạn văn).
giaibai5s.com
Bài 23: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
5 (100%) 4 votes