TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Mục đích và phương pháp chứng minh 1. Trong đời sống có những trường hợp người ta cần xác nhận một số sự thật nào đó. Ví dụ: | – Khi cần xác định, chứng minh về tư cách công dân, ta đưa ra giấy chứng minh thư. 142
giaibai5s.com
– Khi nào xác định, chứng minh về ngày sinh của mình, ta đưa ra giấy khai sinh.
Như vậy, chứng minh là đưa bằng chứng, vật chứng ra để chứng tỏ một ý kiến nào đó là chân thực. 2. Trong văn nghị luận người ta chỉ dùng lí lẽ, dẫn chứng để thay bằng chứng, vật chứng khẳng định một nhận định, một luận điểm nào đó là đúng đắn.
Những dẫn chứng trong văn nghị luận phải hết sức chân thực, tiêu biểu, khi đưa vào bài văn phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích… Dẫn chứng trong văn chương cũng rất đa dạng, đó là những số liệu cụ thể, những câu chuyện, sự việc có thật. Và dẫn chứng chỉ có giá trị khi có xuất xứ rõ ràng và đã được thừa nhận. 3. Đọc bài văn nghị luận Đừng sợ vấp ngã
a. Luận điểm của bài văn là: “Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ… không sao đâu”… và khi kết bài, tác giả nhắc lại một lần nữa luận điểm: “Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại”.
b. Để khuyên người ta đừng sợ vấp ngã, bài viết đã lập luận: Mọi người ai cũng từng vấp ngã, ngay những tên tuổi lừng lẫy cũng từng bị vấp ngã.
Tiếp đó tác giả đã lấy dẫn chứng năm danh nhân từ Oan Đi-xnay đến En-ri-cô, Ca-ru-xô là những người đã từng vấp ngã, những vấp ngã không gây trở ngại cho họ trở thành nổi tiếng.
Qua đó, ta hiểu phép lập luận chứng minh là dùng lí lẽ, dẫn chứng chân thực đã được thừa nhận để khẳng định vấn đề nêu ra là đáng tin cậy. II. LUYỆN TẬP
Đọc bài văn: Không sợ sai lầm | a. Luận điểm bài văn ở ngay câu mở đầu: “Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm một phút sai lầm nào…”
| Tác giả còn nhắc lại một lần nữa luận điểm này ở các câu khác: “Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại. Không bao giờ có thể tự lập được”.
… Một người mà không chịu mất gì. . Khi tiếp bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm.
b. Tác giả nêu ra các luận cứ để chứng minh cho luận điểm của mình. Những luận cứ rất thực tế, hiển nhiên có sức thuyết phục.
– Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi, bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ.
– Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì… | Tác giả còn nêu nhiều luận cứ và phân tích sai lầm cũng có hai mặt, nó đem lại tổn thất nhưng lại đem đến bài học cho đời… Thất bại là mẹ thành công.
c. Cách lập luận chứng minh ở bài này khác với bài trên. Người viết dùng lí lẽ để chứng minh, còn bài trên chủ yếu dùng dẫn chứng để chứng minh. | Kết luận: Người sáng suốt, dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.
143
giaibai5s.com
Bài 21: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
5 (100%) 11 votes