ĐIỆP NGỮ
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN A. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ 1. Những từ ngữ được lặp đi lặp lại ở khổ đầu và khổ thơ cuối bài Tiếng gà trưa:
– Nghe xao động nắng trưa. Nghe bàn chân đỡ mỏi. Nghe gọi về tuổi thơ.
– Vì lòng yêu tổ quốc. Vì xóm làng… Vì tiếng gà cục tác. 2. Lặp lại có tác dụng liên kết các hình ảnh và điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình (làm nổi bật ý và gây cảm xúc mạnh cho câu thơ). B. Các dạng điệp ngữ
So sánh điệp ngữ trong khổ thơ đầu bài Tiếng gà trưa với điệp ngữ trong các đoạn thơ:
giaibaiss.com
– Điệp ngữ trong khổ đầu Tiếng gà trưa được lặp lại ba lần có tác dụng gợi lại một hình ảnh của kỉ niệm thời thơ ấu… Nó vừa liên kết hình ảnh lại với nhau vừa diễn nhịp cảm xúc cho nhân vật trữ tình.
a. Điệp ngữ trong hai đoạn thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật là điệp ngữ có tác dụng nối tiếp ý thơ để gây ấn tượng trong lòng người đọc. | b. Điệp ngữ trong đoạn thơ Chinh phụ ngâm khúc là điệp ngữ chuyển tiếp, lặp lại từ ngữ cuối câu trước và đầu câu sau, có tác dụng gây nên sự liền mạch của đoạn thơ.
II. LUYỆN TẬP 1. Điệp ngữ trong những đoạn văn trích (SGK) – Trong đoạn văn của lãnh tụ Hồ Chí Minh có các điệp ngữ:
+ Dân tộc: 4 lần + Gan góc: 2 lần
+ Phải được: 2 lần Các điệp ngữ này có tác dụng nhấn mạnh, “đập mạnh, xoáy sâu” vào sự suy nghĩ của người nghe về sự chiến đấu dũng cảm bền bỉ của dân tộc Việt
Nam để giành nền độc lập. . Lúc này lãnh tụ Hồ Chí Minh đã đứng trên lập trường dân tộc – một nước của Đồng minh để đòi quyền Việt Nam phải được độc lập.
– Trong đoạn ca dao thì tác giả đã dùng đến 9 điệp từ trông để nói lên sự cầu mong của con người đối với thiên nhiên, xã hội trong công việc cấy, cày của nhà nông. 2. Tìm điệp ngữ trong đoạn văn của Khánh Hoài
Một giấc mơ: 2 lần
Nhà văn dùng điệp ngữ “một giấc mơ” để nói lên một ước muốn tha thiết của mình. 3. a. Đoạn văn lặp đi lặp lại một số từ ngữ (trong SGK) không có tác dụng biểu cảm. Có thể lược bỏ một số từ ngữ trùng lắp không cần thiết. Có thể sửa lại như sau:
b. “Phía sau nhà em có một mảnh vườn, trồng nhiều hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng và cả hoa lay ơn nữa.
Ngày Phụ nữ quốc tế em hái hoa để tặng mẹ và chị em.” 4. Viết đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ. Gợi ý:
– Học, học nữa, học mãi. (Lê-nin)
– Học ở thầy, học ở bạn, học ở sách vở, học ở dân… (Đại ý câu nói của Bác Hồ)
giaibai5s.com
Bài 13: Điệp ngữ – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
5 (100%) 2 votes